Đọc Cảm nhận và Lắng đọng

ĐỌC CẢM NHẬN VÀ LẮNG ĐỌNG

Hồ Sỹ Hậu và Phan Duy Kha

          Phan Duy Kha đưa tôi tập bản thảo cuốn sách mang tựa đề Cảm nhận và lắng đọng. Đây là cuốn thứ sáu của anh. Sau những cuốn dày dặn, trong đó có những cuốn có thể coi là để đời như: Lịch sử và Ngộ nhận (NXB Từ điển Bách khoa-2008), Nhìn về thời đại Hùng Vương (NXB Lao động- 2009), Từ Điện Kính Thiên triều Lê đến Tổng hành dinh thời đại Hồ Chí Minh (NXB Dân trí-2010), thì đây là cuốn sách nhỏ xinh. Anh gom vào đây những bài anh viết về “Những người mà tôi từng biết và quý trọng”- như anh nói, và cả vài bài người ta viết về anh hoặc về tác phẩm của anh. Từ cái gom góp giản dị này, có thể thấy một con người PHAN DUY KHA

Tháng Sáu 17, 2019 at 7:38 sáng Bình luận về bài viết này

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỸ THUẬT VIỆT TRÌ GIỚI THIỆU SÁCH CỦA PHAN DUY KHA, ĐINH CÔNG VĨ…

GIỚI THIỆU SÁCH

 HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4

VÀ NGÀY 30/4 NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤTNƯỚC

 

 

Kính thưa các thầy cô giáo,
cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Đọc sách là một sở thích vô cùng quý báu của con người. Nói về lợi ích của nó thì không bao giờ chúng ta đếm được cả. Bên cạnh nâng cao hiểu biết nhận thức về việc gì đó hay là một quan niệm sống giúp con người trở nên yêu thích, yêu ghét nó hơn. Nói chung việc đọc sách rất có lợi nó là một cách để ta rèn luyện nhân cách sống, ý tưởng sống tốt.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc đọc sách không chỉ dành cho các em học sinh, các thầy cô giáo, hay các nhà văn nhà báo. Mà đọc sách là nhiệm vụ là thú vui của mỗi con người có sự đam mê về sách báo… (more…)

Tháng Tư 23, 2018 at 7:24 sáng Bình luận về bài viết này

LÁ THƯ ĐẦU NĂM

 14-2-2018 – Gửi lại thư lần thứ 2 cho ông Phan Duy Kha !
——————————-
14-2-2018 
 
Gửi lại thư lần thứ 2 cho ông Phan Duy Kha – 

13-2-2018 

Kính gửi nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha  – Hà Nội

 Nhân dịp Năm  Mới  Mậu Tuất , chúc ông Kha cùng gia đình mạnh khỏe và Hạnh Phúc !
Tôi vẫn đọc trang Blog của ông và thấy ông có nhiều bài rất giá trị  !.
Chúc mừng ông Kha tuổi cao nhưng vẫn minh mẫn , sáng suốt , uyên bác !
Kết quả hình ảnh cho chúc mừng năm mới 2018
 Nguyễn An Kiều
—————————-
 TB : Tôi có dịp trao đổi với GS sử học Pháp Pierre Brocheux ,dạy ở Đại Học Sorbonne – Paris ( đã viết nhiều sách lịch sử các nước cũng như  Việt Nam ) và GS Brocheux cũng thấy nhiều người Việt Nam rất tài giỏi ! Nhờ có mạng Internet ,các bài viết được các nước biết và đọc !
 
Tôi định gửi tặng ông Kha một cuốn sách và bài báo ,nhưng gọi điện thoại cho ông không được ! ( Số điện thoại ông đã báo từ trước : 01 666 239 … ) ?
Hy vọng ông vẫn mạnh khỏe .
 
 Nếu tiện , nhờ ông Kha vui lòng cho số Điện thoại và địa chỉ hiện nay của ông !
Cảm ơn ông nhiều !
 
*********
THƯ PHÚC ĐÁP:
Kính gửi Bác Nguyễn An Kiều,
Tôi rất cảm động vì đầu năm mới lại nhận được thư Chúc Mừng Năm Mới của bac. Nhân dịp năm mới, kính chúc bác và toàn gia luôn được mạnh khỏe, an khang. Tôi hiện nay đã chuyển về khu Đô Thị Mới Định Công, nhưng hàng ngày vẫn làm việc ở chỗ cũ (địa chỉ này cháu Hằng đã biết, vì cháu đã mấy lần chuyển sách bác tặng tôi). Còn số điện thoại của tôi, số cũ  (mà Bác có ghi trong thư) tôi vẫn dùng. Nếu gọi số này không được, xin bác bấm theo số máy sau: 0971577…. Trong thư,bác không ghi số điện thoại của bác, nếu có thì tôi gọi ngay cho bác luôn.
Chúc bác luôn mạnh khỏe, là một Mạnh Thường Quân của các nhà trí thức, văn nghệ sĩ..
Kính chào bác
Phan Duy Kha
*
Chú thích: Ông Nguyễn An Kiều là con trai nhà Danh họa Nam Sơn,ông hiện sống và làm việc tại Cộng hòa Pháp

 

 

 

 

 

 

 

Tháng Hai 21, 2018 at 7:53 sáng Bình luận về bài viết này

NHỮNG LỜI TRI ÂM (Góp nhặt những phản hồi về Phan Duy Kha trên các trang mạng)

I. THƯ GỬI PHAN DUY KHA
Cám ơn Tac gia Phan Duy Kha, sự lưu ý của anh thăm xem bài tôi và gửi cho nhận xét chân thành như vậy là rất quý, bằng cả thang thuốc bổ để uống cho đỡ mệt mỏi mà làm việc. Anh cũng rõ là tôi để công khai bài này để “ngộ nhỡ” có ai quan tâm theo dõi thì họ có thể tham khảo dẫn dụng. Tôi cũng lường trước rằng lâu nay giới nghiên cứu của ta bàn nói rất vĩ mô về thời Hùng vương, nhưng có thể không ít người chưa bao giờ đọc cho trọn vẹn bản phả dân tộc này (có ai dịch cho đủ đâu mà đọc). Vì thế, một cách phi lợi nhuận tôi đã bỏ một ít công để làm xong (và công bố) văn bản quý đó. (Hiện tôi còn viết bài nghiên cứu giới thiệu văn bản và nội dung tác phẩm. Bài này phải “lai rai”dài dài ngày, có lẽ không nhanh đựoc). Như việc tôi đã làm đó có lẽ mọi người có thể thấy mục đích vì học thuật, nhưng hiện tôi chỉ mới có 02 bản Ngọc phả mà thôi. Tôi có một đề nghị là quý độc giả ai hiện có văn bản Ngọc phả có thể gửi bằng ảnh, hoặc bằng bản photo cho tôi để tôi tập hợp khảo cứu rồi công bố cả trên mạng cho người nghiên cứu tham khảo sử dụng. Như thế có ích cho học thuật. Trang nhà của anh có đăng bài của tôi, nếu anh giúp ghi cho mấy lời kính nhắn tin như vậy với độc giả thì rất tốt. Email và địa chỉ của tôi hình như tôi đã gửi báo với anh ở thư trước.

Chúc vui mạnh,

Ngô Đức Tho (more…)

Tháng Một 19, 2018 at 12:28 sáng Bình luận về bài viết này

Trùng tu hay làm mới ?

Ngày 17/7/2017, từ Hà Nội, tôi nhận được thư của Võ Trí Hoàn: Vừa rồi cháu về quê thăm lại chỗ 2 con voi mẹp ở Song Lộc thì thấy người ta đang trùng tu đền thờ thám hoa Phan Kính; điều lạ ở đây là hai con voi đá màu đen được người ta dùng máy chà đánh lại trắng toát lên, nó mất nét cổ kính, nhìn vào giống như 2 con voi này vừa được tạc/đẽo mới vậy và tìm hiểu thì họ đang định sơn xanh 2 con voi. Cháu thấy trùng tu như vậy là không ổn; ý kiến của chú như thế nào ? (Chú cho cháu Email hay Facebook của chú; cháu gửi ảnh chụp việc trùng tu di tích cho chú thấy)

Sau đó tôi cho Hoàn địa chỉ Email của tôi và nhận được một số ảnh về việc trùng tu đền thờ Phan Kính.Dưới đây là bài viết của Phan Duy Kha đăng trên FB của tôi đăng ngày 25/7/2017, và đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi  (Comment),chứng tỏ rất nhiều người quan tâm với vấn đề này:

25/7/2017:

GỬI VỀ UBND XÃ SONG LỘC: TRÙNG TU HAY LÀM MỚI ĐÂY?
Hai con voi đá ở đền thờ Phan Kính (còn gọi là đền Voi Mẹp, đền Vĩnh Gia) là di tích Lịch sử có từ thế kỷ 18, bây giờ đem đánh bóng, mài nhẵn, kẻ đường gân thì thành tác phẩm của các bác thợ hồ xã Song Lộc thế kỷ thứ 21, chứ đâu còn là di tích lịch sử nữa? Còn nếu có ý định sơn xanh 2 con voi thì nên dừng lại ngay. (Ảnh do Võ Trí Hoàn cung cấp)

(more…)

Tháng Bảy 28, 2017 at 12:11 sáng Bình luận về bài viết này

Thư viện tỉnh Quảng Ninh giới thiệu sách của Phan Duy Kha

Nhìn về thời đại Hùng Vương

Kết quả hình ảnh cho nhìn về thời đại hùng vương

Tác giả: Phan Duy Kha

Khổ: 13x21cm , 254 trang

Nxb: Lao Động

Số ĐKCB: VN.027600, M.010996, M.010995

Nhìn về thời đại Hùng Vương / Phan Duy Kha. – H. : Lao động, 2009. – 254tr. ; 21cm.
Để bạn đọc có thể hình dung về một thời đại sơ khai của lịch sử dân tộc – Thời đại Hùng Vương, từ cái thuở vua tôi cùng cày ruộng, tắm sông, phong tục thuần hậu, chất phác với 18 đời cha truyền con nối. Trong chúc văn giỗ Tổ Hùng Vương- G.S Vũ Khiêu có viết: (more…)

Tháng Tư 12, 2017 at 4:32 sáng Bình luận về bài viết này

Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền với tư liệu lịch sử của Phan Duy Kha

“Vịnh sử” nhớ anh hùng

Bài viết của Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền đăng trên báo Thừa Thiên – Huế

TTH – Ngô Thì Hoàng là em cùng cha khác mẹ của Ngô Thì Nhậm, sinh năm 1768 và mất năm 1814.

Các chuyên gia Viện Khảo cổ học cùng báo giới tại buổi công bố kết thúc đợt thăm dò khu vực gò Dương Xuân vào tháng 10/2016. Ảnh: Phan Thành

Trong sách “Nhìn lại lịch sử” (Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003), tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”. Tác giả đã công bố phần phiên âm bản chữ Hán bài thơ Vịnh sử của Ngô Thì Hoàng, một tư liệu quí trong việc tìm nơi nguyên táng lăng mộ vua Quang Trung. Sau khi tổng quan những hướng tìm lăng mộ vua Quang Trung, tác giả giải nghĩa từng câu của bài Vịnh sử và từ hai câu [5], [6], tác giả đã chú giải, đề nghị một hướng tìm lăng mộ Quang Trung trên đỉnh núi Ngọc Trản ở Thừa Thiên Huế. Tác giả Phan Duy Kha cung cấp phần phiên âm bài thơ Vịnh sử, chúng tôi tạm phục hồi phần chữ Hán bài thơ:    (more…)

Tháng Tư 11, 2017 at 12:29 sáng Bình luận về bài viết này

Phan Duy Kha trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam về NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG

http://vov2.vov.vn/dat-nuoc-ngan-nam/dau-la-nhung-diem-khac-biet-trong-ban-hung-vuong-ngoc-pha-c52-23587.aspx

VOV2 – Bản ngọc phả soạn năm Thiên phúc nguyên niên (986) là bản cổ nhất và có lẽ cũng là bản ngọc phả đầu tiên mà sự tích các Vua Hùng được soạn thành văn bản. Bản “Hùng Vương ngọc phả” soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470), hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã được GS Ngô Đức Thọ – nguyên là cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch trọn vẹn. Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha chia sẻ rằng những thông tin trong bản Hùng Vương ngọc phả do GS Ngô Đức Thọ dịch có một số điểm khác so với các tư liệu cùng ghi chép về thời đại Hùng Vương. Những điểm khác đó là gì? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình Đất nước ngàn năm 6/4/2017

Đâu là những điểm khác biệt trong bản “Hùng vương ngọc phả”

Tháng Tư 10, 2017 at 4:54 sáng Bình luận về bài viết này

TS Đinh Công Vĩ tặng sach mới

img_1242TIẾN SĨ ĐINH CÔNG VĨ TẶNG SÁCH QUÝ
TS Sử học Đinh Công Vĩ vừa tặng tôi cuốn sách “Chuyện tình kẻ sĩ Việt nam” (Nxb Phụ Nữ, 2016) . Sách dày 628 trang, khổ lớn (16×24), bìa cứng, đăng tải 134 câu chuyện tình của các trí thức, kẻ sĩ Việt Nam, xuyên qua chiều dài hàng ngàn năm lịch sử từ Cổ đại, qua Trung đại, Cận đại, đến thời đại của chúng ta.Một cuốn sách được biên khảo hết sức công phu. Bạn tôi đam mê chuyện tình. (more…)

Tháng Mười Một 21, 2016 at 6:48 sáng 4 bình luận

Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực PCA về vụ kiện của Philippin

TÓM TẮT PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ VỀ NỘI DUNG CÁC ĐỆ TRÌNH CỦA PHILIPPINES

1. Thông tin cơ bản về Vụ kiện Trọng tài

Vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến đơn kiện của Philippines đề nghị phán quyết về bốn vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ nhất, Philippines muốn Tòa phán quyết về nguồn luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trên Biển Đông và hiệu lực của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển (Công ước) đối với yêu sách về quyền lịch sử bên trong cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Thứ hai, Philippines muốn Tòa phán quyết về liệu một số cấu trúc mà cả Trung Quốc và Philippines cùng yêu sách được xác định chính xác là đảo, đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay bãi chìm theo Công ước. (more…)

Tháng Bảy 12, 2016 at 11:14 chiều Bình luận về bài viết này

Older Posts


Chuyên mục

  • Blogroll

  • Feeds