TRANG BẠN BÈ

Lời dẫn:

Anh Hà Văn Sỹ, một người con tâm huyết của họ Hà vừa gửi cho tôi một tập tài liệu gồm 255 trang Kỷ yếu Hội thảo về Họ Hà tại Hà Tĩnh. Cảm ơn anh Hà Văn Sỹ và xin giới thiệu với bạn đọc một số bài trong tập tài liệu này.

Hà Nội ngày 9.10.2014

PHAN DUY KHA.

*

1. Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học
MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU HỌ HÀ NGHỆ TĨNH
THỜI KỲ TRUNG ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI VIỆT NAM

PGS. TS. Đinh Quang Hảicb1307b66df302c724941d9004064e97
Q. Viện trưởng Viện Sử học

Kính thưa các quý vị đại biểu!
Thưa các nhà khoa học.
Dòng họ Hà – Nghệ Tĩnh là một trong những dòng họ lâu đời và nổi tiếng của mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” xứ Nghệ. Sử gia thế kỷ XX là Phan Huy Chú từng nhận định về vùng đất này như sau: “Nghệ An: núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam châu. Người thì thuần hòa và chăm học, sản vật thì nhiều thức quý, của lạ. Những vị thần ở núi, ở biển phần nhiều có tiếng linh thiêng. Được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền… Thực là nơi hiểm yếu, như “thành đồng ao nóng” của nước, và là then khóa của các triều đại” .
Trong cuộc Hội thảo khoa học về Một số nhân vật tiêu biểu họ Hà- Nghệ tĩnh thời kỳ Trung đại và Cận đại Việt Nam hôm nay, chúng ta cùng thảo luận và tìm hiểu về họ Hà – Nghệ Tĩnh, mà cụ thể là dòng họ Hà gốc ở Tỉnh Thạch, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Căn cứ vào các tài liệu trong chính sử, kết hợp với các tộc phả họ Hà trên địa bàn Hà Tĩnh và một số địa phương khác thì các chi họ Hà – Nghệ Tĩnh đã xác nhận Tướng quân Hà Mại là Thủy tổ của dòng họ này trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay. Các Tộc phả họ Hà đều cho biết: Tướng quân Hà Mại sinh năm Giáp Tuất (1334) tại Thăng Long, trong một gia đình khá giả ở xứ Bắc. Tướng quân Hà Mại cùng với con trai là Hà Tông Chính từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Giản Định đế Trần Ngỗi vào các năm 1407-1410… Ông cùng các con cháu tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở địa bàn núi Hồng Lĩnh. Năm 1410, Tướng quân Hà Mại đã qua đời tại căn cứ địa Hồng Lĩnh, hưởng thọ 77 tuổi. Từ đấy, các con và các cháu của Tướng quân Hà Mại đã định cư, lập nghiệp tại mảnh đất Sông Lam – Núi Hồng nổi tiếng này.
Tuy nhiên, cho đến nay hành trạng và sự nghiệp của Tướng quân Hà Mại vẫn là một câu hỏi lớn đối với giới sử học nước nhà. Hơn nữa, mặc dù dòng họ Hà – Tỉnh Thạch (Nghệ-Tĩnh) là một trong những dòng họ có truyền thống yêu nước và khoa bảng, một dòng họ văn hiến, nhưng truyền thống ấy cụ thể như thế nào, không phải ai cũng có điều kiện để tìm hiểu một cách thấu đáo Vì vậy, trên cơ sở tình hình nghiên cứu về Tướng quân Hà Mại nói riêng, về truyền thống họ Hà – Nghệ Tĩnh nói chung vẫn còn nhiều khoảng trống, Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Ban liên lạc họ Hà Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo khoa học về Một số nhân vật tiêu biểu họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ Trung đại và Cận đại Việt Nam, nhằm làm sáng tỏ thêm một bước về Hành trạng và sự nghiệp của Tướng quân Hà Mại và các hậu duệ của ông, cùng những truyền thống cao đẹp của dòng họ Hà nổi tiếng tại mảnh đất Hồng Lam linh khí này.
Cuộc Hội thảo khoa học Một số nhân vật tiêu biểu họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ Trung đại và Cận đại Việt Nam lần này, đã được các nhà khoa học ở các cơ quan Trung ương (Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Văn học, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH và NV…) và các địa phương (Nghệ An, Hà Tĩnh) nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến hôm nay, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 32 báo cáo tham luận rất có chất lượng từ các nơi gửi về. Để cuộc Hội thảo đạt được những yêu cầu đã đặt ra, tôi xin phép nêu lên một số vấn đề đã tương đối thống nhất và những vấn đề vẫn còn có ý kiến khác nhau, để Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận, nhằm đi đến những kết luận thỏa đáng.
Chúng tôi xin phân chia làm 4 nhóm vấn đề như sau:
1. Về truyền thống của họ Hà – Nghệ Tĩnh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2. Một số gương mặt tiêu biểu của họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ trung đại và cận đại Việt Nam.
3. Tiếp nối truyền thống của họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ đương đại.
4. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích của họ Hà – Nghệ Tĩnh.
1. Về truyền thống của họ Hà – Nghệ Tĩnh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Về vấn đề này, trong cuộc Hội thảo lần này nhận tham luận của các tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Nhà nghiên cứu Hồ Hữu Phước, PGS.TS Vũ Văn Quân, Ths. Nguyễn Văn Bảo, TS. Trần Thị Thái Hà, Nghiên cứu viên Lê Quang Chắn. Hầu hết các bản tham luận đã dựa trên cơ sở tư liệu chính sử và tư sử như: Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV), Đại Việt sử ký tiền biên (thế kỷ XVIII), Lịch triều hiến chương loại chí (thế kỷ XIX), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (thế kỷ XIX),… cùng các bộ Tộc phả họ Hà đều thống nhất nhận định: Tướng quân Hà Mại là vị Thủy tổ của dòng họ Hà – Nghệ Tĩnh hiện nay. Cụ vốn quê gốc ở xứ Bắc, trong thời kỳ tham gia khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược do Giản Định đế Trần Ngỗi lãnh đạo, đã xây dựng căn cứ chiến đấu ở Nghệ Tĩnh, vì thế sau này con cháu tiếp tục định cư tại nơi đây.
PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ viết: “Tộc phả họ Hà cho biết: Tướng quân Hà Mại sinh năm Giáp Tuất (1334) tại Thăng Long, trong một gia đình khá giả ở xứ Bắc. Vào tuổi trưởng thành, ông theo nghiệp võ và trở thành chỉ huy Cấm vệ quân dưới triều vua Trần Dụ Tông (1341-1369)… Nhận thức rõ tầm quan trọng của miền đất “phên dậu” phía Nam của đất nước, vua Trần đã giao cho Tướng quân Hà Mại ở lại trấn giữ Nghệ An… Ông định cư và lập nghiệp ở đây và trở thành Thủy tổ của dòng họ Hà – Nghệ Tĩnh”. Vấn đề cần được làm rõ: quê gốc của Tướng quân Hà Mại ở xứ Bắc, nay cụ thể là địa danh nào của vùng đất Bắc?
Nội dung văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự (Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc) hiện vẫn còn ở chân núi Đan Hán, thuộc thôn Vĩnh Khoái, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, do tác giả Lý Thừa Ân, soạn vào năm 1107 ca ngợi công đức của vị Phò mã Tri châu Vị Long Hà Di Khánh. Sử cũ của nước ta như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư… đều chép: “Mùa xuân, tháng 2 [vua Lý Nhân Tông] gả công chúa Khâm Thánh cho Châu mục Vị Long là Hà Di Khánh” . Trong cuộc Hội thảo này đề nghị chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ giữa Tướng quân Hà Mại với vị Phò mã Tri châu Vị Long Hà Di Khánh nói riêng và dòng họ Hà ở Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói chung?
Tiếp nối truyền thống được tạo dựng từ vị Thủy tổ Tướng quân Hà Mại, nhiều danh nhân tiêu biểu của họ Hà – Nghệ Tĩnh đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vấn đề này được trình bày trong các tham luận: Truyền thống yêu nước và hiếu học của họ Hà – Nghệ Tĩnh của Nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh; Đôi điều cảm nghĩ về họ Hà – Tỉnh Thạch của Nhà nghiên cứu Hồ Hữu Phước; Truyền thống dòng họ Hà Văn ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh của PGS.TS Vũ Văn Quân; Truyền thống dòng họ Hà Huy Quang huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh của NCV. Lê Quang Chắn; Truyền thống dòng họ Hà ở Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh của TS. Trần Thị Thái Hà; Xung đột Đại Việt – Chiêm Thành cuối thời Trần của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi,… Nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh viết: “Lòng yêu nước và cách mạng của người họ Hà luôn gắn với lợi ích của quê hương, dân tộc khi cần phải đấu tranh bảo vệ và đã được minh chứng qua năm tháng, qua các phong trào yêu nước chống thù trong, giặc ngoài của xứ sở, đất nước. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, đấu tranh cứu nước, bảo vệ, xây dựng đất nước, đời nào cũng có nhân vật họ Hà tiêu biểu”. Nhà nghiên cứu Hồ Hữu Phước nhấn mạnh tới truyền thống khoa hoạn của dòng họ Hà này, ông viết: “Dưới thời phong kiến, văn hiến họ Hà còn được phất huy nối tiếp vẻ vang với những bậc cao khoa, hiển hoạn (tức các bậc đỗ Tiến sĩ trở lên và các bậc danh thần nổi tiếng – TG), những vị đem tài năng thực học ra giúp vua, giúp nước thực hiện sự nghiệp văn trị, võ công xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Có thể nói trong cuộc Hội thảo lần này, chúng ta đều thống nhất nhận định: Họ Hà – Nghệ Tĩnh là một dòng họ có nhiều truyền thống cao đẹp trong lịch sử dân tộc. Các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương đều thừa nhận mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố “Địa linh” với yếu tố “Nhân kiệt” của vùng đất Xứ Nghệ nói chung và đất Tỉnh Thạch – Can Lộc nói riêng.
2. Một số gương mặt tiêu biểu của họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ trung đại và cận đại Việt Nam
Vấn đề trên là nội dung chính trong cuộc Hội thảo hôm nay. Về vấn đề này, Ban Tổ chức đã nhận được 12 bản tham luận của Đại tá, PGS.TS. Lê Đình Sỹ, PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS. TS. Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Vũ Duy Mền, PGS.TS. Hà Mạnh Khoa, Ths. Bùi Văn Huỳnh, Đại tá, TS. Vũ Tang Bồng, TS. Nguyễn Hữu Tâm, TS. Vương Thị Hường, Nhà nghiên cứu Phạm Quang Ái; Nhà văn Đức Ban, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Thịnh, Nhà nghiên cứu Nguyễn Tùng Lĩnh, Ths. Trần Quang Trung, Nhà nghiên cứu Trần Đức Cường, Nhà nghiên cứu Phạm Quang Ái.
Các tác giả trên đều dựa vào các bộ chính sử, các bộ tư sử và các tác phẩm địa lý học – lịch sử dưới thời quân chủ Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Đại Việt sử ký tục biên, Công dư tiệp ký, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện… để tìm hiểu về hành trạng, sự nghiệp của các danh nhân tiêu biểu họ Hà – Nghệ Tĩnh như: Hà Mại, Hà Tông Chính, Hà Công Trình, Hà Tông Mục, Hà Tông Huân, Hà Tông Quyền, Hà Duy Phiên.
Có thể nói tại cuộc Hội thảo này, một số gương mặt tiêu biểu của họ Hà sống và hoạt động trong thời kỳ trung đại và cận đại Việt Nam, mà chúng tôi vừa kể trên, đã được các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, các Nhà nghiên cứu tìm hiểu khá công phu và đưa ra những đánh giá khách quan. Các nhà sử học đều thống nhất ý kiến cho rằng họ Hà – Nghệ Tĩnh đã sản sinh và nuôi dưỡng, cống hiến cho đất nước nhiều danh nhân, trên nhiều lĩnh vực như: Từ quân sự đến chính trị, ngoại giao; hay từ văn hóa đến kinh tế,… Họ là những danh nhân lịch sử, hoặc danh nhân văn hóa, là niềm tự hào chính đáng của dòng họ Hà – Nghệ Tĩnh nói riêng, và của tiến trình lịch sử dân tộc nói chung.
3. Tiếp nối truyền thống của họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ đương đại
Về vấn đề này, Ban tổ chức đã nhận được bản tham luận của các tác giả là PGS.TS Trần Đức Cường, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Ths. Nguyễn Trọng Thắng, Nhà văn Hà Quảng, Ths. Lê Thùy Linh. Các tác giả trên đây đều thống nhất nhận định họ Hà – Nghệ Tĩnh là một trong số không nhiều các dòng họ của Việt Nam vẫn duy trì và tiếp nối được truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, trong thời kỳ đương đại.
Tại cuộc Hội thảo khoa học này, chúng ta không thể kể hết được những nhà hoạt động cách mạng, những nhà khoa học danh tiếng của họ Hà – Nghệ Tĩnh. Ở đây, chỉ xin đơn cử một số tên tuổi nổi bật, đó là: Hà Huy Tập, Hà Huy Giáp, Hà Xuân Trường, Hà Huy Tiến, Hà Văn Ngạc, Hà Huy Tâm… trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và văn hóa, hay: GS.TS. Hà Học Trạc, GS.VS.TSKH. Hà Huy Khoái, GS.TSKH.NGND Hà Huy Khôi, GS.TS Hà Học Ngô, GS.NGND Hà Văn Tấn, PGS.TS Hà Thị Anh Đào, PGS.TS Hà Thị Mỹ Hương,… trên lĩnh vực khoa học, giáo dục.
Trong số những danh nhân nổi tiếng, những nhà khoa học tài năng của họ Hà – Nghệ Tĩnh vừa kể trên, chúng tôi đặc biệt nhắc tới Đồng chí Hà Huy Tập (1906-1941) – Tổng Bí thư của Đảng ta thời kỳ tiền Cách mạng. Những đóng góp của Đồng chí Hà Huy Tập đối với lịch sử cách mạng Việt Nam, được phản ánh một phần trong tham luận Hà Huy Tập trong những năm đầu hoạt động cách mạng của PGS.TS. Trần Đức Cường. Đồng chí Hà Huy Tập sớm giác ngộ cách mạng, hăng say học tập lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, trở thành lãnh tụ của Đảng với cương vị cao nhất: Tổng Bí thư. Đồng chí Hà Huy Tập có công lớn trong xây dựng Đảng, tổ chức Đại hội lần thứ I. Đại hội thông qua Báo cáo Chính trị, Điều lệ Đảng và các văn kiện quan trọng khác, đã cử ra một Ban Chấp hành Trung ương và một Ban Thường vụ Đảng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng lãnh đạo kéo dài suốt 4 năm liền (tháng 4/1931 – tháng 3/1935).
4. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di tích của họ Hà – Nghệ Tĩnh
Về vấn đề này, Ban tổ chức đã nhận được 5 bản tham luận: Về các đạo sắc phong của Hà Tông Mục và họ Hà của PGS.TS Đinh Khắc Thuân; Hà Tông Mục với Thăng Long qua tấm bia chùa Hoè Nhai soạn năm 1703 và Tấm bia do Hoằng tín Đại phu, Bồi tụng, Hồng lô Tự khanh, Tiến sĩ Hà Tông Mục soạn, hiện đang lưu giữ tại chùa Hồng Phúc, Hà Nội của TS Nguyễn Hữu Tâm; Bia Sùng Chỉ với Danh nhân Hà Tông Mục của Ths. Nguyễn Trí Sơn; Mộc bản thư viện Phúc Giang ở Trường Lưu với Bảng nhãn Hà Tông Huân của VS Nguyễn Huy Mỹ và Họ Hà và hệ thống di tích dòng họ Hà ở Hà Tĩnh của Nhà nghiên cứu Trần Hồng Dần.
Trên đây chỉ là 4 vấn đề lớn mà Hội thảo hôm nay cần tập trung thảo luận sâu hơn và cụ thể hơn. Đồng thời chúng ta cần đầu tư công sức và trí tuệ trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích liên quan tới những danh nhân tiêu biểu họ Hà – Hà Tĩnh và đề xuất các hình thức tôn vinh họ.
Điểm qua một số vấn đề chính yếu mà các báo cáo tham luận khoa học đề cập tới, với tinh thần khoa học, chúng tôi xin lắng nghe mọi ý kiến phát biểu thảo luận và trân trọng với từng đóng góp dù là nhỏ của mỗi người. Ở đây, không riêng gì những điểm khác biệt, mà ngay cả những điểm đã thống nhất, chúng ta vẫn có thể trao đổi lại xem đã có đủ tư liệu tài liệu và luận cứ khoa học hoặc đã đủ sức thuyết phục hay chưa?
Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, với thời gian không dài, có thể chúng ta chưa thể giải quyết được hết tất cả những tồn nghi khoa học nếu có, nhưng chúng ta vẫn hy vọng rằng, trong nỗ lực chung của mọi người, Hội thảo khoa học hôm nay có thể đi tới sự đánh giá có tính thống nhất cao về những cống hiến đáng ghi nhận của Một số nhân vật tiêu biểu họ Hà – Nghệ Tĩnh thời kỳ Trung đại và Cận đại Việt Nam.
Xin kính chúc các Quý vị đại biểu khách quý luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công!
Xin kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp./.

2. MỘT SỐ NÉT VỀ TRUYỀN THỐNG HỌ HÀ NGHỆ TĨNH

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ
Phó Viện trưởng Viện Sử học

Căn cứ vào tài liệu tộc phả họ Hà ở các chi họ Hà tại các xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc), Tiên Điền (huyện Nghi Xuân); Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên); Đức Vĩnh (huyện Đức Thọ); Sơn Hòa, Sơn Thịnh (huyện Hương Sơn) thuộc tỉnh Hà Tĩnh và một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh cùng hệ thống di tích lịch sử liên quan đến họ Hà ở Hà Tĩnh, các chi họ Hà Nghệ Tĩnh xác định Tướng quân Hà Mại là Thuỷ tổ của dòng họ trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh hiện nay.
Tộc phả họ Hà cho biết: Tướng quân Hà Mại sinh năm Giáp Tuất (1334) tại Thăng Long, trong một gia đình khá giả ở xứ Bắc . Vào tuổi trưởng thành, ông theo nghiệp võ và trở thành chỉ huy Cấm vệ quân dưới triều vua Trần Dụ tông. Năm Bính Thân (1356), tướng quân Hà Mại được giao chỉ huy đội quân bảo vệ Thượng hoàng Trần Minh tông và vua Trần Dụ tông đi kinh lý vùng biên giới phía Nam. Về sự kiện này, chính sử chép: “Tháng 3… nhà vua rước Thượng hoàng đi tuần nơi biên giới, đến Nghệ An. Tháng 5, mùa hạ, trở về cung . Nhận thức rõ tầm quan trọng của miền đất “phên dậu” phía nam của đất nước, vua Trần đã giao cho tướng quân Hà Mại ở lại trấn giữ Nghệ An.
Trải suốt các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần – Hồ cho đến đầu triều Lê sơ, Hoan Châu hay Nghệ An châu, Nghệ An phủ lộ… được sử dụng để chỉ miền đất phía nam Nghệ An đến hết địa phận Hà Tĩnh. Dưới thời Trần, hệ thống hành chính ở Nghệ An hầu như ít thay đổi. Cho đến năm Thiệu Long thứ 9 (1266), Nghệ An vẫn được gọi là trại ; năm Long Khánh thứ 3 (1375) đổi châu Hoan thành các lộ Nhật Nam và các lộ Nghệ An nam, bắc, trung. Đây là miền đất nóng bỏng chiến sự trong giai đoạn cuối triều Trần.
Những thập kỷ cuối thế kỷ XIV, quân Chiêm Thành nhiều lần đem quân tấn công Đại Việt. Quân Chiêm theo đường bộ tiến ra Nghệ An, hoặc quân thủy tiến qua hải phận Nghệ An uy hiếp kinh đô Thăng Long. Chỉ tính từ năm 1361 đến 1391 đã có tới 15 lần quân Chiêm Thành tấn công Đại Việt từ biên giới phía Nam, trong đó có 3 lần tiến thẳng vào kinh đô Thăng Long và một lần đến Quảng Oai, uy hiếp Thăng Long. Vua tôi nhà Trần nhiều phen phải vượt qua sông Hồng sang Đông Ngàn lánh nạn. Quân Chiêm Thành tràn vào Thăng Long cướp bóc, tàn phá Kinh thành. Nhà Trần cũng đã nhiều lần xuất quân tiến đánh Chiêm Thành nhưng không thắng. Thậm chí, trong trận đánh nhau với quân Chiêm Thành năm Đinh Tỵ (1377), vua Trần Duệ tông tử nạn tại trận.
Như vậy, Nghệ An luôn trở thành địa bàn đối đầu trực tiếp với Chiêm Thành trong gần 3 thập kỷ cuối thế kỷ XIV. Nhằm giải quyết vấn đề Chiêm Thành ở phía nam, nhà Trần càng chú trọng việc sửa sang đường sá, khuyến khích phát triển kinh tế, tích trữ lương thực để phục vụ dân sinh và cung ứng cho quân đội. Tháng Giêng năm Ất Mão (1375), vua Trần Duệ tông sai Đào Lực Đinh và Hà Tử Công đốc suất người Thanh Hoá, Nghệ An, Tân Bình đắp sửa đường sá từ Cửu Chân đến Hà Hoa, 3 tháng thì xong . Tiếp đó, tháng 8 năm Bính Thìn (1376), lại xuống chiếu cho quân dân Thanh Hoá, Nghệ An, Diễn Châu chở 5 vạn hộc lương tới Hoá Châu”. Trong đoạn sử liệu trên, sử thần Ngô Sĩ Liên có nhắc đến nhân vật Hà Tử Công, không rõ có liên quan gì đến tướng quân Hà Mại hay không? Theo Tộc phả họ Hà cho biết thì thời điểm này (1375), tướng quân Hà Mại đang đảm nhiệm vai trò trấn giữ Nghệ An. Đây là một vấn đề cần tiếp tục làm sáng rõ.
Các tài liệu hiện có cho biết, tướng quân Hà Mại đảm nhiệm chức trách trấn giữ Nghệ An trong gần 4 thập kỷ cuối thế kỷ XIV. Là địa bàn “xung yếu giữa Nam và Bắc”, trong các thế kỷ X – XIV, dưới sự quản lĩnh của Tướng quân Hà Mại, Nghệ An đã làm tròn sứ mệnh lịch sử giao phó, xứng đáng là “thành đồng, ao nóng”, là bức phên giậu vững chắc của quốc gia Đại Việt trong những thập niên cuối thế kỷ XIV.
Nhiều năm gắn bó với “xứ Nghệ”, Tướng quân Hà Mại đã coi Nghệ An là quê hương thứ hai của mình. Ông định cư, lập nghiệp ở đây và trở thành thuỷ tổ của dòng họ Hà Nghệ Tĩnh. Từ vị thuỷ tổ là tướng quân Hà Mại – sinh cơ lập nghiệp ở Tỉnh Thạch (Tùng Lộc, Can Lộc) – cùng với thời gian, dòng họ Hà ngày càng phát triển và toả đi sinh sống ở nhiều địa phương Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá v.v… Trong tiến trình lịch sử dân tộc, họ Hà đã sinh thành, dưỡng dục nhiều tài năng, đó là các bậc danh thần, lương tướng, có nhiều cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đầu thế kỷ XV, lịch sử Việt Nam chứng kiến những sự kiện bi thương. Nhà Hồ thay thế nhà Trần năm 1400. Trong 7 năm vương triều Hồ tồn tại (1400-1407), Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách đất nước trên một số lĩnh vực và tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh nhưng rốt cuộc nước ta lại một lần nữa phải sống dưới ách đô hộ của ngoại bang. Mặc dầu cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nhưng các cuộc nổi dậy chống giặc Minh vẫn tiếp tục diễn ra nhiều nơi trên đất nước ta khiến lực lượng đồn trú của chúng chống cự không nổi. Trong những năm từ 1407 đến 1414, vùng đất Nghệ An đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với cuộc khởi nghĩa do hai nhà quý tộc họ Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng lãnh đạo. Trong đó, địa bàn Nghệ An đã hai lần trở thành “đại bản doanh” của cuộc khởi nghĩa lớn này.
Ngày 01 tháng 11 năm 1407 (tức ngày 02 tháng 10 năm Đinh Hợi), Trần Ngỗi lấy danh nghĩa tôn thất nhà Trần, tự xư¬ng Giản Định Hoàng đế, đặt niên hiệu Hưng Khánh, dựng cờ khởi nghĩa ở Yên Mô (Ninh Bình).
Đến cuối năm 1407, cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi đã tập hợp được lực lượng khá đông đảo với một vùng kháng chiến rộng lớn từ phía nam thành Đông Quan vào tới Tân Bình, Thuận Hóa – bao gồm vùng đất từ Phủ Lý (Hà Nam) đến tận Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay. Tại Nghệ An, tướng quân Hà Mại cùng con là Hà Tông Chính, cháu nội là Hà Sản tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ ở địa bàn phía nam Hồng Lĩnh, phối hợp với quân khởi nghĩa của Trần Ngỗi tổ chức kháng chiến chống quân Minh.
Tháng Tám năm Canh Dần (1410), Tướng quân Hà Mại qua đời tại căn cứ Hồng Lĩnh, hưởng thọ 77 tuổi, người con trai trưởng là Hoàng Bảng tướng quân Hà Tông Chính tiếp tục sự nghiệp kháng chiến đến năm 1413. Từ xa xưa, tại một số địa phương ở Hà Tĩnh còn lưu truyền câu chuyện về vị tướng bị “đứt đầu” và gắn với tướng quân Hà Tông Chính. Câu chuyện trên là một “mô típ” văn hoá dân gian khá phổ biến ở nước ta nhưng qua đây cũng cho thấy công lao, sự nghiệp của Hoàng Bảng tướng quân Hà Tông Chính mãi mãi tường tồn trong tâm thức dân gian Việt Nam.
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vương triều Lê được thành lập (1428) và bước vào thời kỳ tái thiết đất nước. Dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497), quốc gia Đại Việt đạt đến đỉnh cao của sự thịnh trị. Từ mảnh đất Tỉnh Thạch (Tùng Lộc, Can Lộc), nhiều thế hệ con cháu dòng họ Hà thiên di đi các nơi sinh cơ lập nghiệp. Có người đến khẩn hoang ở vùng đất mới; có người làm quan trị nhậm ở địa phương, và “đất lành chim đậu”, đã tạo dựng nên các chi họ Hà. Các vị tiên tổ họ Hà vốn xuất thân từ nghiệp võ bảo vệ vùng biên viễn (tướng quân Hà Mại, Hà Tông Chính), nhưng khi đất nước yên bình thì con cháu họ Hà lại chuyển sang nghiệp văn – văn trị. Đại diện tiêu biểu cho dòng họ đạt được học vị cao trong hệ thống khoa cử Nho học phong kiến là Hà Công Trình. Ông thuộc đời thứ 4 dòng họ Hà Tỉnh Thạch .
Theo Gia phả họ Hà cho biết: Hà Công Trình sinh năm Giáp Dần (1434), triều vua Lê Thái tông . Có thể nói, Hà Công Trình sinh ra và trưởng thành trong thời điểm đất nước khá yên bình. Trừ một vài sự biến cung đình (thảm án công thần dưới triều vua Lê Thái tông) còn về cơ bản là thời đại của Hà Công Trình có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển những tài năng, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa cử.
Từ nhỏ, Hà Công Trình đã được theo học chữ Nho từ thân phụ là Hà Nho – một thầy đồ suốt đời chuyên chú nghề dạy học. Khoa thi Hội năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, triều vua Lê Thánh tông (1466) có 1100 sĩ tử tham dự, lấy đỗ Tứ trường trúng cách 27 người. Vào thi Đình, phân chia giáp đệ, chọn được 8 người đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và 19 người đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Hà Công Trình đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp) khi đã 33 tuổi, tên ông xếp thứ 4.
Dưới thời Lê Thánh tông (1460-1497), hoạn lộ của Hà Công Trình khá hanh thông. Ông làm quan trải gần 40 năm, kinh qua nhiều chức vụ trọng yếu ở triều đình như: Thái thường Tự khanh; Tế tửu Quốc Tử giám, Nhập thị Kinh diên (Kinh diên giảng quan); Thượng thư ba bộ Binh, Hình và Công (hàm Tòng Nhị phẩm). Ông là bậc túc Nho, là danh thần đạo cao đức trọng được các bậc quân vương tôn quý, triều thần nể trọng. Năm Giáp Tý (1504), Hà Công Trình về trí sĩ và mất tại quê nhà vào năm Tân Mùi (1511), hưởng thọ 77 tuổi. Sau Hà Công Trình, các thế hệ con cháu tuy không đỗ đạt cao nhưng thừa ấm của cha ông nên cũng tham gia quan trường và có những đóng góp nhất định cho đất nước. Trưởng nam của Hà Công Trình là Hà Hoàng (đời thứ 5) được tập ấm làm Hoằng Tín đại phu Mậu lâm lang; người con thứ là Hà Ngao (đời thứ 5) đỗ Nho sinh trúng thức, được tập ấm bổ làm Tri huyện huyện An Lão (trấn Hải Dương – nay thuộc Hải Phòng), sau thăng Tri phủ Diễn Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An). Các cháu của Hà Tông Trình là Hà Thừa Sự, Hà Oanh (đời thứ 6) vẫn theo nghiệp Nho, từng thi đỗ Nho sinh trúng thức, được bổ giữ chức Tri huyện hay Huyện thừa. Đặc biệt, các thế hệ sau nhiều người chuyển sang võ nghiệp và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng, ví như tằng tôn của Hà Công Trình là Hà Đức (đời thứ 8) được vinh phong Phụ quốc Thượng tướng quân, Đô chỉ huy sứ, tước Văn Phong hầu; huyền tôn của Hà Công Trình là Hà Xưng (đời thứ 9) được vinh phong Phụ quốc Thượng tướng quân, Đô chỉ huy sứ, tước Hoằng Nghĩa hầu. Theo quan chế thời Lê thì những người được phong Đô chỉ huy sứ tức Đô Tổng binh sứ là trưởng quan của Đô chỉ huy sứ ty (gọi tắt là Đô ty) hàm chánh Nhị phẩm . Đây là thực chức, còn hàm Tản quan là Phụ quốc Thượng tướng quân (tương đương Chánh Nhất phẩm) .
Dòng mạch văn chương của dòng họ Hà được tiếp nối ở đời thứ 11 với gương mặt danh Nho tiêu biểu là Hà Tông Mục .
Hà Tông Mục sinh năm Quý Tỵ (1653). Ông thuộc về đời thứ 11 họ Hà ở Tỉnh Thạch tính từ vị thuỷ tổ là tướng quân Hà Mại. Là người thông minh, dĩnh ngộ và nối được nếp nhà Thi, Thư nên Hà Tông Mục đăng khoa tương đối sớm. Năm 23 tuổi, ông đỗ Giải nguyên năm Ất Mão (1675) và đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn (1688), tên ông xếp thứ hai. Sau khi đỗ, Hà Tông Mục được bổ chức Đốc đồng hai xứ Tuyên Quang, Hưng Hóa. Đây là chức phó của Đốc trấn, có nhiệm vụ khám xét việc kiện cáo ở địa phương trị nhậm.
Hà Tông Mục tham gia quan trường trong khoảng hơn 30 năm và thăng trải nhanh. Ông được đánh giá là bậc văn thần lão luyện, có tài năng về chính trị, ngoại giao và tham mưu quân sự. Hà Tông Mục từng trải các chức Đốc đồng xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá, Phủ doãn phủ Phụng Thiên, Tả thị lang bộ Hình sau thăng lên Thượng thư bộ Công (hàm Tòng Nhị phẩm), Bồi tụng trong phủ Chúa , tước Hoan Lĩnh tử. Hà Tông Mục là một danh nhân văn hoá tiêu biểu của đất nước. Ông không chỉ có những đóng góp xuất sắc đối với sự phát triển của dân tộc trong thế kỷ XVII – XVIII trên nhiều lĩnh vực mà còn giành cho quê hương, dòng họ những ân huệ to lớn. Ông là niềm tự hào của dòng họ Hà, của quê hương xứ Nghệ.
Sự nghiệp chính trị, văn hoá của các thế hệ con cháu dòng họ Hà tiếp sau Tiến sĩ Hà Tông Mục có thể kể đến nhiều nhân vật tiêu biểu như Hà Tông Trù (em trai Hà Tông Mục), thuộc chi Tỉnh Thạch, là Giám sinh Quốc Tử giám, được bổ chức Tri phủ Hà Hoa; là Hà Huy Quang (đời 12) thuộc chi Hà Huy (Cẩm Xuyên), đỗ Hương cống, làm Huấn đạo huyện Thiên Lộc; là Hà Tông Khuê (đời 12) – con Tiến sĩ Hà Tông Mục thuộc chi Tỉnh Thạch làm Tri phủ Anh Đô v.v
Trong các thế hệ tiếp theo ấy, Hà Tông Huân được đánh giá là một danh Nho tiêu biểu nhất. Tổ tiên ông có nguồn gốc từ họ Hà Tỉnh Thạch, sau chuyển cư ra Kim Vực, huyện Yên Định, trấn Thanh Hoa (nay là Thanh Hoá). Từ Kim Vực, một nhánh họ Hà lại chuyển cư về Hoằng Nghĩa, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) sau này sinh ra nhân vật lịch sử nổi tiếng triều Nguyễn là Thượng thư Hà Duy Phiên ; một nhánh chuyển cư ra Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội), sau sinh ra Tiến sĩ Hà Tông Quyền .
Hà Tông Huân sinh năm Đinh Sửu (1697) ở xã Kim Vực, huyện Yên Định (trấn Thanh Hoa). Khoa thi năm Giáp Thìn, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 triều vua Lê Dụ tông (1724), Hà Tông Huân đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng nhãn). Hà Tông Huân trải nhiều chức nhiệm ở trong triều và ngoài địa phương. Ông từng làm Đốc đồng trấn Sơn Nam; Đốc trấn An Quảng , sau thăng dần lên chức Thượng thư bộ Binh, Thiếu bảo, tước Huy quận công, được xếp vào hàng Phụng thị Ngũ lão, rất được triều thần trọng vọng. Có thể nói, Hà Tông Huân là một nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba và là nhà giáo mẫu mực. Công lao và sự nghiệp của ông được sử thần triều Lê đánh giá như sau: “Hà Tông Huân lúc ít tuổi có tiếng thần đồng, sau nhờ học rộng đỗ cao được người đời trọng vọng. Trải làm quan trong ngoài đều có công trạng, học trò nhiều người làm quan có tiếng hay, đương thời coi là bậc tôn sư…”.
Khoảng thế kỷ XVI – XVII, một chi nhánh của họ Hà Tỉnh Thạch chuyển cư ra Kim Vực lập ra chi họ Hà ở đây và sinh ra Bảng nhãn Hà Tông Huân làm rạng danh cho dòng họ. Tiếp đó, khoảng giữa thế kỷ XVIII, người con thứ hai của Bảng nhãn Hà Tông Huân được cử giữ một chức quan ở huyện Thanh Oai đã định cư tại xã Cát Động (huyện Thanh Oai) và xây dựng nên chi họ Hà ở đây. Hà Tông Quyền sinh năm Mậu Tý (1798) tại Cát Động (huyện Thanh Oai). Thân phụ là Hà Tông Đồng đỗ Hương cống, làm thầy đồ trong làng nên từ nhỏ Hà Tông Quyền được học hành tử tế. Hà Tông Quyền đỗ Hương cống khoa Tân Tỵ, năm Minh Mệnh thứ nhất (1821) tại trường thi Sơn Nam. Khoa này, trường Sơn Nam lấy đỗ 34 người, ông xếp thứ hai . Khoa thi Hội đầu tiên dưới triều Nguyễn được tổ chức vào năm Nhâm Ngọ (1822) có 164 Hương cống, Giám sinh tham dự, lấy đỗ 8 người trúng cách, Hà Tông Quyền đỗ đầu. Vào thi tại điện Cần Chính, lấy Nguyễn Ý đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân; Hà Tông Quyền và 6 người khác đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân . Trong hơn 15 năm theo nghiệp quan trường dưới triều Nguyễn, hoạn lộ của Hà Tông Quyền khá hanh thông và ông được đánh giá là một viên quan mẫn cán, mẫu mực, thanh cần gồm đủ. Hà Tông Quyền từng trải các chức quan ở địa phương, ở các Bộ, Viện và Nội các ở kinh đô Huế. Chức vụ cao nhất ông từng đảm nhiệm là Lại bộ Thượng thư, theo quan chế thời Nguyễn được xếp vào hàng Nhị phẩm. Không chỉ là nhà chính trị tài năng, Hà Tông Quyền còn là một tác gia tiêu biểu trong nửa đầu thế kỷ XIX. Các tác phẩm của ông đã giành được một vị trí nhất định trong lịch sử văn học của đất nước.
Kể từ vị thủy tổ là tướng quân Hà Mại – một võ quan cao cấp dưới triều Trần, trong mỗi giai đoạn lịch sử, các thế hệ hậu duệ đã có nhiều cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Năm tháng qua đi, lịch sử đất nước, lịch sử dòng họ trải qua những bước thăng trầm. Từ cố trạch Tỉnh Thạch, nhiều con cháu họ Hà đã chuyến cư sinh cơ lập nghiệp ở các địa phương khác nhau nhưng lúc nào cũng đau đáu hướng về quê tổ. Ở mỗi miền quê ấy, con cháu họ Hà lại gắng công rèn đức, luyện tài, gánh vác trách nhiệm với non sông đất nước. Nhìn nhận một cách tổng quan thì hầu như ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, ở bất cứ chi họ Hà nào dù lớn, dù nhỏ đều xuất hiện những danh nhân tiêu biểu, xuất chúng. Chi họ Hà Thổ Ngõa (Cẩm Xuyên) có Cử nhân Hà Huy Phẩm, Cử nhân Hà Huy Nhiếp và đặc biệt có nhà cách mạng lỗi lạc của đất nước của dân tộc, đó là Hà Huy Tập – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Chi họ Hà Tiên Điền (Nghi Xuân) xuất hiện nhiều tên tuổi như Cử nhân Hà Văn Gia; lãnh tụ phong trào Cần vương huyện Nghi Xuân trong khởi nghĩa của Phan Đình Phùng là Hà Văn Mỹ; lão thành cách mạng Hà Văn Châu; Phó bảng Hà Văn Đại – một trí thức Nho học yêu nước và có tinh thần cách mạng cao cả. Chi họ Hà Sơn Hòa (Hương Sơn) có Hương cống Hà Học Hải (hàm Thị độc), nhà giáo Hà Học Văn; chi họ Hà ở Sơn Thịnh (Hương Sơn) có nhà cách mạng, nhà văn hóa tiêu biểu Hà Huy Giáp. Chi họ Hà Đức Vịnh (Đức Thọ) có nhà cách mạng Hà Quang Tập (Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh năm 1941); Hà Xuân Trường – “nhà lý luận và phê bình văn học của Đảng và nhân dân” v.v…
Trong thời đại Hồ Chí Minh, các thế hệ con cháu họ Hà Nghệ Tĩnh vẫn phát huy được truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của các thế hệ tiền bối. Nhiều người phấn đấu trong học tập, lao động và sáng tạo giành được học vị cao, có uy tín nghệ nghiệp và trở thành những tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của đất nước. Họ đang ra sức cống hiến tài năng, trí tuệ góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh và phồn vinh.

3. TƯỚNG QUÂN HÀ MẠI VỚI CÔNG CUỘC PHÒNG THỦ
BIÊN GIỚI PHÍA NAM CUỐI THỜI TRẦN

Đại tá, PGS. TS. Lê Đình Sỹ
Nguyên Phó Viện trưởng
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tướng quân Hà Mại, tự Tông Hiểu (Hà Tông Hiểu), là con trai út trong một nhà hào trưởng tại miền Bắc Việt Nam. Ông sinh ngày 8 tháng 4 năm Giáp Tuất (1334) tại kinh thành Thăng Long và mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần (1410) tại phía nam núi Hồng Lĩnh (nay thuộc xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), hưởng thọ 77 tuổi.
Thuở nhỏ, vốn nổi tiếng thông minh nhanh nhẹn, Hà Mại lại được cha mẹ cho học hành toàn diện, nhất là thường xuyên cho luyện tập cung kiếm, rèn võ nghệ nên có sức khỏe cường tráng, dũng cảm và mưu trí. Ông lớn lên vào những năm cuối triều Trần, khi đất nước xảy ra nhiều biến động, nhất là từ đời vua Trần Dụ tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên mà sử cũ chép là “giặc cướp đua nhau nổi dậy” ; và đặc biệt là nạn ngoại xâm, giặc Chiêm Thành thường xuyên xâm phạm biên giới phía Nam, đã mấy lần tiến đánh thẳng vào kinh đô Đại Việt. Vua Trần Dụ tông phải nhiều lần hạ chiếu cho xét định quân ngũ, tuyển thêm võ tướng, sửa đóng chiến thuyền và điều động Cấm quân đi đánh dẹp quân Chiêm. Năm Thiệu Phong thứ 11 (1351), triều đình mở khoa thi võ, Hà Mại tham dự và trúng tuyển hạng ưu, sau đó được bổ làm huấn luyện và chỉ huy một đơn vị quân Cấm vệ trong hoàng thành; lúc đó ông mới 18 tuổi.
Cả cuộc đời và sự nghiệp của tướng quân Hà Mại gắn bó chặt chẽ với việc phụng sự vương triều Trần, bảo vệ vùng biên giới phía nam Tổ quốc. Là một vị tướng, Hà Mại có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ đất nước của quân và dân ta thời cuối Trần trong cuộc chiến tranh giữa Đại Việt với Chiêm Thành những năm 1376 – 1390 và cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược của nhà Hậu Trần những năm 1407 – 1413.
Bấy giờ, ở phía nam đất nước, vương quốc Chiêm Thành dưới triều vua Chế Bồng Nga trở nên hùng mạnh, có những đạo quân thủy bộ thiện chiến và nhiều lần Chế Bồng Nga đã đích thân thống lĩnh quân đội điên cuồng tiến công Đại Việt. Cuộc chiến giữa Đại Việt với Chiêm Thành thật tàn khốc và kéo dài nhiều năm. Nhận thấy thế lực nhà Trần suy yếu, quân Chiêm thường đánh chiếm Hóa châu, vượt biển tiến thẳng ra Nghệ An , Thanh Hóa và đã ba lần Chế Bồng Nga chỉ huy quân thủy bộ đánh vào Thăng Long, cướp phá kinh thành, khiến vua Trần và triều đình phải chạy trốn sang Đông Ngàn .
Nhờ tuổi trẻ chí lớn, lại giỏi võ nghệ, Hà Mại sớm nổi tiếng và được vua yêu cho chỉ huy đội quân Cấm vệ bảo vệ trong cung cấm. Ông thường được đi theo bảo vệ nhà vua và thượng hoàng trong những lần đi kinh lý biên giới phía nam Đại Việt. Do có hiểu biết về binh thư, lại có tầm nhìn địa dư, phong thủy, năm 1356, trong một lần theo xa giá đi kinh lý tại Nghệ An và Hóa Châu, Hà Mại được vua tin tưởng cử ở lại xây dựng phòng tuyến biên giới phía nam nhằm chống lại quân Chiêm và từ đó ông trở thành một viên tướng trấn ải biên thùy. Do có tài thao lược, ông biết cách tổ chức, chỉ huy quân đội chốt giữ phòng tuyến và đoàn kết với nhân dân địa phương chống trả quyết liệt, nhiều lần đập tan các cuộc tiến công của quân thủy bộ Chiêm Thành. Ông cũng được nhà vua giao nhiệm vụ tham gia đốc suất dân địa phương khơi đào sông kênh và hoàn thành con đường từ Cửu Chân đến tận Hà Hoa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để tiện việc hành quân và cung cấp hậu cần cho quân đội. Hà Mại cũng động viên quân dân địa phương đóng góp công sức và vận chuyển lương thực phục vụ các trận chiến đấu với quân Chiêm.
Tháng 12 năm Bính Thìn (1376), vua Trần Duệ tông đích thân thống lĩnh 12 vạn quân từ Thăng Long đi đánh Chiêm Thành. Hà Mại nhận được lệnh tham gia chỉ đạo quân dân địa phương Thanh Hóa, Diễn Châu, Nghệ An vận tải 5 vạn hộc lương đến Hóa Châu phục vụ chiến dịch. Chế Bồng Nga dựng trại ở thành Chà Bàn, sai một viên tướng giả đầu hàng, nói dối là Bồng Nga sợ đã bỏ trốn và khuyên vua Trần mau chóng tiến công, chớ để lỡ cơ hội. Dù tướng quân Đỗ Lễ đã cực lực can ngăn, nhưng do Trần Duệ tông chủ quan khinh địch, không nghe lời bàn của các tướng, đã tiến quá sâu vào đất địch và bị hãm trong trận địa mai phục đã giăng sẵn của Chế Bồng Nga, nên đã thất bại nặng nề. Vua Trần cùng hai đại tướng là Đỗ Lễ và Nguyễn Nạp Hòa, hành khiển Phạm Huyền Linh cùng hàng vạn binh sĩ bị tử trận.
Lúc đó, nhân đà thắng lợi, quân Chiêm Thành xông lên điên cuồng phản công truy đuổi quân Trần và tấn công lấn chiếm ra vùng Hóa Châu. Nhiệm vụ ngăn địch, bảo vệ biên giới trở nên hết sức khó khăn. Nhưng do tài năng quân sự của mình, tướng quân Hà Mại đã dũng cảm mưu trí chỉ huy lực lượng quân và dân, giữ vững phòng tuyến phía nam, đánh trả quyết liệt, lần lượt đập tan các mũi tiến công của quân thù, bảo vệ vững chắc vùng biên giới của Tổ quốc.
Sau chiến công này, tướng quân Hà Mại được vua Trần và triều đình sắc phong Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng vị hầu và bổ làm trấn thủ Nghệ An.
Hà Mại là một võ tướng tài năng và đức độ, trọn đời tận trung với nước, hết lòng phục vụ nhân dân; nên ông luôn được người địa phương mến mộ và giúp đỡ. Hơn 40 năm làm quan trấn ải đứng đầu xứ Nghệ An – Hà Tĩnh, nơi phên dậu, đầu sóng ngọn gió của đất nước, ông luôn làm tốt cương vị của mình là đoàn kết và tổ chức quân dân địa phương bảo vệ cả vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa vào tận Hóa Châu (Thuận Hóa).
Nhưng thời đó, quân thủy bộ Chiêm Thành dưới sự thống lĩnh của Chế Bồng Nga rất thiện chiến. Chúng nhiều lần vượt biển ra đánh chiếm Nghệ An và Thanh Hóa. Từ năm 1373 đến năm 1389, quân Chiêm Thành 6 lần mở những cuộc tiến công lớn đánh sâu vào đất Đại Việt. Nhiều trận đánh lớn bất phân thắng bại diễn ra ở vùng Thanh Hóa giữa quân Chiêm Thành và quân chủ lực nhà Trần do các tướng Hồ Quý Ly, Nguyễn Đa Phương, Đỗ Tử Bình chỉ huy.
Trận đánh quyết định số phận của Chế Bồng Nga đã diễn ra trên sông Hải Triều (sông Luộc) vào tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390). Khi vua Chiêm Chế Bồng Nga cùng hàng tướng Trần Nguyên Diệu chỉ huy hơn 100 chiến thuyền đi dò xét trận thế, chuẩn bị đánh quân Đại Việt. Lúc đó, đô tướng Trần Khát Chân chỉ huy quân nhà Trần đã dàn thế trận mai phục, bố trí các khẩu pháo hai bên sông và trên thuyền chiến. Khi thuyền giặc chưa kịp tập hợp thì một tiểu thần bị Bồng Nga trách phạt chạy sang quân ta chỉ chiếc thuyền sơn màu lục là thuyền của vua Chiêm đang đứng thị sát. Tướng Trần Khát Chân sai hỏa pháo cùng bắn một loạt. Đạn bay trúng giữa thân Chế Bồng Nga xuyên xuống tận ván thuyền. Chế Bồng Nga chết ngay, quân Chiêm Thành náo loạn tan vỡ. Sau thất bại này quân Chiêm kinh hãi, tháo chạy và thất bại hoàn toàn. Các con Chế Bồng Nga là Chế Nô Đà Nan và Chế Sơn Nô sang xin hàng Đại Việt, được vua Trần phong tước hầu. Họa người Chiêm từ đó cơ bản chấm dứt.
Từ những năm 80 của thế kỷ XIV, triều Trần ngày càng suy yếu. Thế lực họ Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu lũng đoạn triều chính, lộ rõ ý định giành ngôi. Nhiều tướng lĩnh trung thành với nhà Trần tìm cách chống lại, bị Hồ Quý Ly giết hại. Một số quan lại tướng lĩnh từ quan về an trí ở vùng quê. Năm 1398, tướng quân Hà Mại cũng đã ngoài 60 tuổi, với lòng trung quân ái quốc, giống như nhiều quan văn tướng võ khác đương thời, ông rũ áo từ quan, về sống cùng với vợ là bà Lê Thị Quý Yên và gia đình con cháu ở chân núi Hồng Lĩnh, huyện Phi Lộc , trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Trong những năm rối ren cuối thế kỷ XIV và 10 năm đầu của thế kỷ XV, tướng quân Hà Mại đi lánh nạn đồng thời cũng là thời gian chuẩn bị điều kiện để có thể góp phần bảo vệ đất nước nếu bị ngoại bang xâm chiếm. Quả vậy, đến năm 1407, nhà Minh mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” tiến quân sang đánh bại triều đình nhà Hồ, thực hiện âm mưu thôn tính Đại Việt. Trước tình hình đó, Hà Mại cùng với con là Hà Tông Chính (còn gọi là Hà Dư) và bạn hữu huy động lực lượng, xây dựng căn cứ phía nam núi Hồng Lĩnh quyết tâm giúp nhà Hậu Trần tức vua Giản Định Đế Trần Ngỗi chống giặc Minh.
Sau trận Bô Cô và sự kiện Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị vua giết oan, con trai Hà Mại là đại tướng Hà Tông Chính cùng cháu nội của ông là tướng Hà Sản trở về căn cứ Hồng Lĩnh tiếp tục tập hợp lực lượng chống quân Minh. Tướng quân Hà Mại là linh hồn của nghĩa quân chống Minh. Đến năm Canh Dần, ngày 20 tháng 8 (1410), ông mất tại căn cứ Hồng Lĩnh.
Như vậy, tướng quân Hà Mại là một võ tướng dũng cảm, mưu lược, có công lao lớn trong sự nghiệp giúp vua Trần bảo vệ vùng đất phía nam đất nước hồi nửa cuối thế kỷ XIV. Công lao của ông được hậu thế ghi nhớ. Ông không chỉ được vua Trần sắc phong là Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng vị hầu, mà còn được vua Lê sắc phong Đoan túc Dực bảo Trung hưng thần và vua Duy Tân nhà Nguyễn sắc phong là Đồng Giang linh ứng thần…
Năm 2010, con cháu hậu duệ họ Hà cùng các nhà khoa học đã tìm thấy mộ tướng quân ở dưới nền chùa Yên Lược thuộc xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; và ngày 23-9-2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xếp di tích này thuộc hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngôi mộ cổ vô danh của Tổ họ Hà được con cháu họ Hà bảo vệ, tôn tạo và thắp hương bao đời nay, chính là mộ cụ bà Lê Thị Quý Yên. Chỉ trong năm 2010, hai phần mộ của tướng quân Hà Mại và vợ cụ đã được xác định. Đó quả là niềm vui lớn của con cháu dòng họ Hà ở Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và của cả con cháu họ Hà nói chung trong cả nước. Ngày nay, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, chúng ta tự hào và vinh danh những anh hùng có công giữ nước, trong đó tướng quân Hà Mại là một vị tướng rất đáng được tôn vinh.

*

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GẶP MẶT CỰU SINH VIEN LỚP TRẮC LƯỢNG 64,

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TỰU TRƯỜNG (1964- 2014)

*

“HẢI ĐĂNG TRƯỜNG SA” và

“KHUÊ VĂN CÁC” đồng đoạt giải

nhất cuộc thi xếp sách nghệ thuật

(Thethaovanhoa.vn) – Ngày hội Sách và Văn hóa đọc vừa diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã thu hút được đông đảo người tham dự với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Vẽ tranh theo sách trong ngày đọc sách đã dành cho các em học sinh tiểu học yêu thích hội họa với nội dung tranh vẽ về những nhân vật, cảnh vật, con vật yêu thích trong những cuốn sách mà các em đã đọc. Kết quả bức tranh Nàng tiên cá của trường Tiểu học Ngọc Lâm (Long Biên) đã đoạt giải A. Có thể nói đây là hoạt động nhằm phát huy trí tưởng tượng, trí sáng tạo, sự khéo léo của các em nhỏ trong việc đọc sách và vẽ tranh theo sách, tạo ra một sân chơi lý thú trong ngày hội sách.

 

Các đơn vị nhận giải thưởng trong ngày đọc sách 2013.

Ảnh: Lãng Ma

Đặc biệt, Cuộc thi Xếp sách nghệ thuật lại hấp dẫn người xem bởi những chồng sách được sắp xếp có chủ ý thành những khối hình lạ mắt, sáng tạo thành những khối hình đẹp và ấn tượng, chứa đựng những thông điệp mang nhiều ý nghĩa về con người, cuộc sống, xã hội và tổ quốc. Và giải Nhất đã thuộc về Hải đăng Trường Sa (NXB Thông tin và Truyền thông) và Khuê Văn Các (Trung tâmVăn hóa Tràng An).

Mô hình sách nghệ thuật “Hải đăng Trường Sa
cùa NXB Thông tin và Truyền thông

Mô hình sách nghệ thuật Khuê Văn các
của Trung tâm Văn hóa Tràng An

Ở cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách, Giải Nhất thuộc về trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương; ĐH Văn hóa Hà Nội và ĐH KHXH&NV cùng đoạt giải Nhì; Đại học FPT đoạt giải Ba. Giải thưởng giới thiệu sách hay nhất tiếp tục đến với trường CĐ Sư phạm Trung ương, trong khi đó ĐH Văn hóa Hà Nội giành giải năng khiếu hay nhất.

Trao đổi với TT&VH dịch giả, nhà thơ Hữu Việt nhận định đã có chính thư, ắt sẽ có cả ngụy thư; đa thư thì loạn tâm. Việc đọc sách đã đành là rất hay, nhưng việc chọn cho mình những cuốn sách cần thiết, những cuốn sách có thể làm thay đổi cuộc đời trong một bể thông tin như hiện nay cũng không phải là một việc dễ dàng. Slogan ngày hội đọc sách năm nay là Cuốn sách hay làm thay đổi cuộc đời, các cuộc thi theo từng chủ đề đã là một ý nghĩa, một giá trị hết sức quý báu, đặc biệt đối với tuổi trẻ.

Tổng hợp theo Thể thao & Văn hóa

THÀNH CÔNG TỪ NHỮNG TRANG SÁCH

Tuổi Canh Dần (năm 1950), anh Bùi Phúc Hải sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở làng La Giang, xã Văn Tố (Tứ Kỳ). Khi 9 – 10 tuổi, ham mê đọc sách đến nỗi cậu thiếu nhi Hải lặn lội cả ngày lên “phố huyện” tìm mua bằng được cuốn truyện “Lục Vân Tiên”. Vì yêu thích “Truyện Kiều”, không tìm mua được sách, nên cậu đi mượn, nắn nót chép tay mất nửa tháng trời, đóng thành cuốn sách bìa cứng gáy vuông, làm hành trang cho tuổi học trò.

Học hết lớp 9, vừa 18 tuổi, Phúc Hải nhập ngũ, vào Nam chiến đấu. Trên đường hành quân, anh bị bệnh sốt rét quật ngã. Đồng đội tưởng anh đã chết, đưa vào nhà xác đặt ở bên suối. Đêm mưa, cô hộ lý ra che cho các tử thi khỏi ướt, phát hiện ra người anh vẫn còn ấm. Anh bình phục, lại xông pha trận mạc, chiến đấu hàng chục trận và bị thương tại mặt trận miền Đông Nam Bộ. Điều trị khỏi vết thương, anh được giữ lại, gửi đi học dược và trở thành dược tá phục vụ các chiến dịch cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Ra Bắc, khi ấy mới 26 tuổi, anh Hải xin đi học bổ túc cấp ba, rồi thi vào Đại học Tổng hợp. Tấm bằng cử nhân luật là hành trang đưa anh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm chuyên viên. Rồi anh được cử đi quản lý đơn vị hợp tác lao động ở Liên Xô (cũ), từng làm Đơn vị trưởng, Bí thư Đảng ủy vùng tại Minsk (Min-xcơ, Bê-la-rút).

Về nước, anh làm việc tại Văn phòng Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Tại đây, anh đã tham gia thành lập Bản tin của hội (sau nâng lên thành tạp chí Người bảo trợ), đảm nhiệm Trưởng ban Biên tập, trực tiếp viết báo, làm thơ với tất cả niềm đam mê.

Năm 2000, anh Hải nghỉ làm công chức nhà nước để bước vào con đường làm sách đầy gian khổ và bất trắc. Đầu tiên, anh mời mấy nhà thơ có nhiệt tình cùng mình tuyển chọn in 2 tác phẩm: “Thơ thiếu nhi chọn lọc” và “Thơ quê hương” (NXB Thanh niên 2000 – 2001). Sách do anh bỏ tiền dành dụm ra in, rồi buộc sách lên xe máy đi khắp phố phường Hà Nội bán ký gửi cho các nhà sách.

Được các công ty, nhà sách khen sách tốt bán chạy, thế là anh mạnh dạn, mời thêm những người cùng chí hướng và tâm huyết sáng lập ra Trung tâm Văn hóa Tràng An.

Vào thời điểm đó, người ta bung ra in ấn phát hành, cạnh tranh quyết liệt, với các chiêu quảng cáo, các hình thức giành giật thị phần, nạn in sách lậu tràn lan, anh Hải lặng lẽ chấp nhận đi vào cơn lốc thương trường, có lúc đã gặp khó khăn, tưởng chừng phá sản.

Nghị lực của người lính không cho phép mình gục ngã. Anh khảo sát thị trường, khai thác mọi đề tài để đáp ứng cho nhiều đối tượng độc giả. Anh vào Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển để tìm tác giả viết sách, mời chào đối tác phát hành. Anh mang cả giấy tờ nhà đất thế chấp ngân hàng để có tiền in sách. Nhờ sự giúp đỡ của các tác giả có uy tín, các đơn vị phát hành sách, các thư viện trên cả nước, các nhà xuất bản Trung ương và địa phương, Tràng An đã đứng vững trong thị trường sách đầy cam go.

Giữa cơn lốc ấy, Giám đốc Bùi Phúc Hải càng nghiêm cẩn trong công tác xuất bản, đọc bản thảo, rồi bàn bạc, tranh luận với các tác giả chân tình. Anh từng làm tạp chí, làm thơ nên có sự chia sẻ, cảm thông với người viết và nhiều ý kiến của anh là đúng.

Vốn là một người đã trải nghiệm qua công tác tổ chức, Phúc Hải đã xây dựng bộ máy làm việc gọn nhẹ, tuyển nhân viên thật sự có năng lực, giỏi một việc, làm được nhiều việc. Anh đầu tư sâu vào mô hình xuất bản và phát hành tổng hợp. Nhìn vào danh mục sách: văn học, lịch sử, chính trị – văn hóa – xã hội… thấy đây là một cơ sở làm sách đa dạng và phong phú. Đặt giá trị chân – thiện – mỹ của sách lên hàng đầu; nội dung và hình thức của sách đều phải tốt; giá bán hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu vào là những tiêu chí hoạt động xuất bản và phát hành của Tràng An.

Bùi Phúc Hải thích làm sách đẹp, bề thế, đậm chất lịch sử, văn hóa. Có những cuốn sách, biết trước là phát hành chỉ hòa vốn, anh vẫn làm. Anh cho biết, làm sách là kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa. Nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần thì không thể có quyết tâm làm được những pho sách quý, mang tầm vóc văn hóa đất nước như: “Nguyễn Trãi – Hợp tuyển thơ” và “Ngàn năm thương nhớ” dày trên dưới 2.000 trang, khổ lớn, bìa cứng, đóng hộp, in đẹp và trang trọng.

Vào dịp kỷ niệm Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội (2010), trung tâm đã liên tục cho ra mắt bạn đọc nhiều ấn phẩm quý, giúp người đọc hiểu thêm về những dấu ấn, những nhân vật lịch sử, những sự kiện ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, xã hội Việt Nam.

Ngày đầu khởi nghiệp, với số vốn gần 40 triệu đồng, chỉ in được vài đầu sách, hiện nay, vốn của Trung tâm lên tới hàng chục tỷ đồng, xuất bản và phát hành hơn 100 đầu sách/năm, với hàng chục vạn bản. Buổi đầu, Trung tâm có chỉ mấy người, Giám đốc trực tiếp làm xuất bản với vài người làm công tác quản lý, phát hành; việc chế bản, in bông, in can… đều đi thuê. Giờ đây Tràng An đã hoàn thiện bộ máy hoạt động với đủ các chức danh nghề nghiệp đều đã qua đào tạo: cán bộ biên tập – phát hành, kỹ sư, kế toán. Tràng An đã trở thành địa chỉ văn hóa tin cậy của bạn đọc ở Thủ đô và trên cả nước.

Đối với quê hương Hải Dương, anh Hải có tình cảm đặc biệt. Năm 2010, anh phối hợp với Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tặng sách cho cán bộ và nhân dân xã Đức Chính (Cẩm Giàng), nơi có phong trào đọc khá phát triển. Năm 2011, anh đã thay mặt đơn vị tặng sách làm phần thưởng cho các em tham gia Liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách tỉnh Hải Dương.

Đã trên bốn chục năm bươn trải đường đời, chết đi sống lại trên chiến trường, mang trong mình mảnh đạn quân thù, nay đã ngoài 60, người đảng viên, thương binh, Giám đốc Bùi Phúc Hải vẫn đam mê xuất bản, biên soạn sách, làm thơ. Anh đang góp phần nâng cao dân trí, làm đẹp tâm hồn con người Việt Nam và khích lệ văn hóa đọc phát triển.

KHÚC HÀ LINH

Ảnh: GĐ Bùi Phúc Hải (trái) tặng sách Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển

 Nguồn: Báo Hải Dương, số ra  ngày 8/11/2012

*.

MỘT TẤM LÒNG ĐAU ĐÁU VỚI QUÊ

Dương Hiền Nga,

cảm nhận sau khi đọc bài thơ Mong nắng cho quê của Minh Phúc

MONG NẮNG CHO QUÊ

       bồn chồn mong nắng cho quê

trắng trời mưa bụi, bờ đê vắng người…

gió chao lạnh sóng sông trôi

buồn lên xóm vắng, ai người biết ai

buồn cùng cái rét giêng hai

buồn cùng tiếng vạc lạc ngoài chân tre?
bồn chồn mong nắng cho quê

mầm non run rẩy bốn bề sương rơi

sinh ra lúc vắng mặt trời

xót thương, đất mẹ ủ hơi ấm nồng

khi cho vị ngọt sắc hồng

kẻ thì chọn trái, người gồng gánh thuê …


bồn chồn mong nắng cho quê

trẻ già lầm lũi đi, về tay không

mấy cô nhan sắc xóm trong

xốn xang chưa biết bông hồng là chi!

bỗng dưng lái đến, là đi

thành người biệt xứ biết khi nào về?

       bồn chồn mong nắng cho quê…


            MINH PHÚC

“ Mong nắng cho quê” là một bài thơ độc đáo. Ẩn dụ: “nắng”, chủ thể ẩn khiến tâm trạng: “bồn chồn”, và lòng khao khát: “mong” được đẩy lên cao độ. Từ đó tạo ra âm hưởng xuyên suốt bài thơ, chuyên chở niềm mong ước cho quê hương ngày một ấm no, bình an, hạnh phúc – một cách thể hiện tình yêu quê hương da diết của Minh Phúc.

Với người Việt Nam, những cư dân của nền văn minh lúa nước, quê hương là đất ông cha, là nơi ta sinh ra và được đất mẹ ấp ủ núm nhau, là nơi ta lớn lên với bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào, do vậy  tình quê đã trở thành hành trang đi cùng năm tháng. Khi xa, quê hương trở thành chốn “đi về” trong tâm tưởng mỗi người. Nhà thơ Minh Phúc cũng vậy, ông mang theo hồn quê trong suốt cuộc hành trình nhân thế. Quê hương là điểm tựa vững chãi và luôn tiếp thêm sức mạnh cho nhà thơ vững bước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trên đường đời. Và đáng quý thay, người con ấy của quê hương không lúc nào nguôi ngoai lòng yêu quê hương, mong ước cho quê hương ngày một đổi mới; luôn có nụ cười và ánh mắt ấm áp, rạng rỡ trong mỗi nếp nhà bình dị. Hiện lên qua những cảm nhận tinh tế của Minh Phúc là quê hương còn nhiều vất vả, gian truân…

Trước cảnh:

” trắng trời mưa bụi, bờ đê vắng người

gió chao lạnh sóng sông trôi

buồn lên xóm vắng…”

nhà thơ “bồn chồn mong nắng”;

Gặp:

“mầm non run rẩy bốn bề sương rơi”

nhà thơ “bồn chồn mong nắng”;

Và khi thấy:

“trẻ già lầm lũi đi, về tay không”

thì cái “nắng” mà nhà thơ mong đến bồn chồn ấy đã không chỉ là nắng trời mà còn là nắng đời nữa rồi. Cũng như nắng trời, mong sao nắng đời cũng được “tỏa” khắp nơi nơi…

Một thực tế cho thấy, gần đây nhiều vùng quê ngàn đời yên tĩnh, bỗng chốc biến thành  sân gôn hoặc những “dự án treo”. Nông dân mất đất phải nhốn nháo đi tìm việc làm, cuộc sống bấp bênh. Cơ chế thị trường “kẻ thì chọn trái, người gồng gánh thuê” đã lan tới những miền quê hẻo lánh. Rồi những cô gái như những bông hoa chớm nở, chưa kịp tỏa hương đã phải xa xứ, đành lòng lấy chồng người nước ngoài với một hy vọng đổi đời mong manh… Trong chú thích bài thơ “ Mong nắng cho quê” tác giả nói rõ: “… Những nét buồn ấy là phản ánh hiện thực đó đây trên đất nước”.

Về không gian và thời gian nghệ thuật, đây là cảnh một làng quê giữa mùa xuân. Trước khi viết “Mong nắng cho quê”, hẳn Minh Phúc đã từng yêu lắm những áng thơ xuân: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan / Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” (Hàn Mặc Tử); “Lá nõn nhành non ai tráng bạc”, “Lúa thì con gái mượt như nhung”, “Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng / Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng”, “Mùa xuân là cả một mùa xanh / Giời ở trên cao lá ở cành” (Nguyễn Bính)… Sao “Mong nắng cho quê” lại không một chút phảng phất nét xưa? Có điều gì đã xảy ra chăng? Đó là so với hơn 60 năm về trước, mùa xuân thiên nhiên hôm nay hầu như không có gì thay đổi, vẫn “mưa bụi… giêng hai”, vẫn “mầm non”,  vẫn “hoa”, vẫn “nắng”… Nhưng mùa xuân cuộc đời đã đổi thay: tình đời đã khác, lòng người đã khác… nên ý thơ, tình thơ trong “Mong nắng cho quê” cũng khác với những vần của các nhà thơ trước đây mà tác giả hằng yêu thích (!?).

Về nghệ thuật tu từ: từ “buồn” được Minh Phúc nhắc lại ba lần trong khổ thơ đầu như một nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh quê hương còn nhiều giá lạnh. Tâm trạng “bồn chồn mong nắng cho quê” được đẩy thành cao trào với hình ảnh xót xa đến lặng người: “trẻ già lầm lũi đi, về tay không”.  Sức nặng của bài thơ ẩn trong tâm trạng “bồn chồn” và tình yêu sâu nặng thể hiện qua “mong” được sử dụng rất đắc địa trong câu thơ: “Bồn chồn mong nắng cho quê…”. Câu thơ này được dùng mở đầu cho mỗi khổ thơ và kết bài cùng dấu chấm lửng, càng khắc sâu tâm trạng và tình cảm của nhà thơ với quê hương; nó thật da diết, cảm động khiến người đọc dễ đồng cảm với nỗi niềm và những mong ước cho quê hương luôn được thanh bình và ngày càng giàu đẹp. Sức cảm hóa người đọc trong“ Mong nắng cho quê” còn là sự trải lòng của tác giả cùng “cái rét giêng hai”, cùng “tiếng vạc lạc ngoài chân tre?” và trong mỗi “mầm non run rẩy” giữa  “bốn bề sương rơi” lạnh giá và trước cảnh đời “kẻ thì chọn trái, người gồng gánh thuê “

Thế mới biết, con người ta dù đi tới chân trời góc bể nào thì con thuyền lòng vẫn mãi neo đậu nơi bến quê hương thân thương. Mối tình quê sâu nặng thật dư ba, ám ảnh lòng người. Làng quê và tình cảm của tác giả trong bài thơ mang một tầm khái quát về mọi làng quê đất Việt, đã nói hộ lòng mong mỏi bồn chồn day dứt của mỗi người con đất Việt với quê hương, đất nước vô cùng yêu dấu của mình.
Hà Nội, Xuân Nhâm Thìn, 2012

D.H.N

Nguồn: Khoa học và Tổ quốc, số tháng 3.2012

*

Sông trong thơ Nguyễn Nguyên Bẩy

Hoàng Xuân Họa 

   Thế giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông, tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ để mong người đời hướng thiện. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên Bảy sẽ được bơi trên những dòng sông tươi mát. Bơi trên dòng “Sông Tương”, bơi trong “Sông cái mỉm cười”, “Gặp lại dòng sông” của anh để “Thì thầm (với) tuổi thơ” của mình!

Mỗi chúng ta, ai cũng có một dòng sông tuổi thơ làm hành trang mang theo trong những ngày bươn trải mưu sinh trên cõi thế đời mình. Người là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, người là dòng sông Cầu sông Thương thơ mộng, người là sông Đáy sông Châu thương nhớ, người là sông Hậu sông Tiền mênh mông ngút ngát tầm mắt, người là sông Gianh sông Bến Hải trong đợi chờ những năm xa cách… Nói chung, đó là dòng sông quê, dòng sông tuổi thơ. Ở đây tôi không dám bình luận gì. Thơ vốn là “cõi bồng phiêu” (chữ của cố thi sĩ Bùi Giáng). Đã là “cõi bồng phiêu” thì không thể luận bình, chỉ xin nêu một vài rung cảm khi đọc thơ sông nước của Nguyễn Nguyên Bẩy. Bài có tiêu đề “Sông Tương”. Tôi cam đoan bài thơ này anh viết hồi trai trẻ, cái mơ mộng tình của anh thăng hoa thành một dòng sông không có thật, sông Tương, rồi trôi theo đời anh vào những dòng sông có thật mà anh viết sau này.

Sông Tương
Gió thổi qua mắt em
Gió mang theo vị mặn
Mắt em nhìn đâu sao lâu chớp thế
Có phải em dong thuyền ra bể
Lỡ rớt mái chèo trên sông Tương?

Hỏi em anh bỗng nhiên buồn
Chiều nhạt nắng tóc xõa vai nhạt nắng
Sông Tương
Sông Tương ở đâu
Mà ai cũng đi qua sông Tương nhỉ
Ai đi qua cũng rớt mái chèo…

Từ Sông Tương, Nguyễn Nguyên Bảy lội qua Cầu Gió, đi trên Thuyền Tình, hát ca cùng Sông Cái Mỉm Cười, để tới bến bờ hạnh phúc hôm nay, thật sự là một hành trình gian truân đầy nghị lực, và đáng khâm phục. Mời đọc Thuyền Tình:“Con cái đứa nào cũng đứt ruột đẻ ra/ Nhưng Mẹ thương con nhất/ Thương thằng mộng mị thơ ca/ Chọn yêu cuộc tình kiếp nạn/ Cuộc đời làm sao đủ ván? Đóng nên thuyền tình/ Biển gần bờ cá cạn/ Khơi xa sóng kình/ Mẹ gieo quẻ tiền chinh/ Hai chinh úp sấp/ Công sinh thành con chưa báo đáp/ Cớ chi để Mẹ lo buồn/ Con yêu em thật lòng/ Nợ vay từ thuở hư không/ Nắm tay nhau kết phiến thuyền tình/ Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Để thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt/ Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/ Buông nguyện cầu / Mẹ gieo quẻ tiền Chinh/ Một chinh cười/ Một chinh khóc/ Mẹ tạ Âm Dương/ Thấu cảm lòng tình/ Con nép khóc gục đầu ngực Mẹ/ Vòng tay già gầy guộc ôm con/ Thuyền tình hạ thuỷ…” Thơ như thế không là tầm thi sĩ, nghệ sĩ thì thơ nào mới là thi sĩ, nghệ sĩ?

Riêng với sông Hồng, dường như hồn thơ Nguyễn Nguyên Bảy lúc nào cũng dạt dào cảm hứng. Một làn gió mát, một bóng mây bay, một đám củi rều đều là những nghĩ ngợi trong thơ anh: “Tượng hình dòng sông đầy gió/ Trên sông có cây cầu gió vẽ/ Quê hương còn đó gió về/ Gió về gặp bến sông xưa…” (Cầu gió).

Nguyễn Nguyễn Bảy không những là người của báo chí, của văn chương, của thi ca mà anh còn là người của công chúng trong lĩnh vực phong thuỷ đã nhiều năm nay. Anh vào nghề viết lách từ Đài phát thanh Tiếng nói Viên Nam, sau đó là Đài Truyền hình TpHCM cho đến khi nghỉ hưu. Tôi may mắn được gặp anh, được trực tiếp trò chuyện cùng anh thấy sức làm việc của anh thật đáng nể, không muốn nói là phi thường. Không biết dùng chữ nào khác để chỉ về việc này nên tôi dùng chữ… nể là do vậy! Trí nhớ của anh nữa, còn đáng nể hơn nhiều! Muốn anh đọc bất cứ bài thơ nào đó trong “toà núi” Thơ Nguyễn Nguyễn Bẩy xuất bản hồi quý 3, năm 2010 là anh đọc thuộc nguyên văn cả bài. Có bài dài cả trăm câu. Anh còn có trang web, trang nguyennguyenbay.com. Ở đấy Nguyễn Nguyên Bảy “nén” một số lượng lớn các bài thơ sáng tác từ trên 40 năm trước và những bài mới sáng tác gần đây, những cuốn tiểu thuyết đã xuất bản thành sách tại nhiều nhà xuất bản có tên tuổi trong Nam ngoài Bắc, cùng những bài bình luận văn chương mà anh gọi là “Đò đưa văn chương”. Cả việc anh đọc mạng internet hàng ngày cũng khiến chúng tôi kính phục. “Người yêu văn chương mà không chịu đọc, không cập nhật báo chí văn chương hàng ngày sẽ làm việc không mấy hiệu quả”. Có lần anh tâm sự với chúng tôi thế nên chúng tôi biết anh đọc nhiều là vì thế. Nghĩa là những bài có chất lượng ở các trang web, trang báo điện tử, đọc thấy tâm đắc là anh tải về nhà mình để giới thiệu cho bạn bè khi thăm nhà anh cùng thưởng thức, cùng suy ngẫm về những vẫn đề có tính thời sự, xã hội hàng ngày đang nóng ở đâu đó trên đất nước ta. Anh không ngần ngại khi đưa những bài có nội dung gai góc, ngay cả thơ anh cũng nhiều bài khá gai góc: “Giời ơi có mắt không giời/ Cớ chi để ban mai tự tử?/ Tự tử ư?/Thoi đưa thời gian/ Mai thay ban mai khác/ Ban mai nay chôn xuống lạc loài/ Không sống không thác/ Mắt nhìn thèm thoi đưa/ Nhìn thèm nắng non khoe nõn/ Nhìn thèm gió lụa chạm môi/ Nhìn thèm chim hát/ Nhìn thèm hoa lan tan hương…\ Tạ ơn trời kịp thức thiện lương/ Ban Mai đã không tự tử” (Thoi đưa).

Thế giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông, tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ để mong người đời hướng thiện. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên Bảy sẽ được bơi trên những dòng sông tươi mát. Bơi trên dòng “Sông Tương”, bơi trong “Sông cái mỉm cười”, “Gặp lại dòng sông” của anh để “Thì thầm (với) tuổi thơ” của mình: “Tôi đã yêu một dòng sông/ Năm mươi năm rồi dòng sông có biết?/ Lúc ấy tóc tôi và tóc mình cùng xanh ngọt/ Mà giờ đều trắng hoa lau…” (Gặp lại dòng sông).

Với gần 50 năm cầm bút, viết báo, viết văn, làm thơ để ngợi ca quê hương đất nước thông qua người mẹ dòng sông thương quý của mình với những rạo rực ngôn từ. Kể cả lúc đang đắm mình trong biển, lặn ngụp trong lòng biển anh vẫn nhớ về sông: “Anh ngụp lặn quẫy đùa thời trai trẻ/ Những chiều sông Cái quê hương/ Nhớ tuần trăng mật chẳng bình thường/ Tình xém chìm trong bể đời nước mắt/ Hỡi quá khứ với bao nhiêu mặn chát/ Ngươi cũng là vị biển của tình yêu/ Thả mình phơi trong đỏ biển chiều\ Anh theo sóng cắn mềm bờ cát…” (Biển đổ chiều). Và hình như, trong tâm tưởng lúc nào anh cũng cảm thấy mình mắc tội với sông: “Tôi ngồi với bóng của tôi/ Bóng tôi ngả vào sông lẽ nào sông không biết/ Không biết cớ gì mở ngực ôm tôi?/ Hoa lau cong vòng ngực gió…/ Tôi yêu mãi một dòng sông/ Không một ước thề/ Không một hẹn hò trao gửi/ Mình bảo nói lời sao tội tội/ Tôi cười tội lội qua sông/ Tôi đã đem tội lội qua sông/ Lội trọn một đời/ Bao nhiêu tội tôi sông nhận hết (Gặp lại dòng sông).
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy khó đọc, khó cảm thụ nếu chỉ đọc lướt. Thơ mà đọc lướt thì… phí vô cùng! Tôi tin, rồi đây sẽ có người thẩm định đúng giá trị thơ anh. Một khi thơ không còn những ồn ào gây nhiễu kiểu thơ phong trào người người làm thơ, nhà nhà làm thơ như hiện nay. Và họ sẽ không bỏ sót, bỏ quên tài thơ nhiều thăng trầm này.

Tôi tin..!

Giới thiệu sách

ƯỚC GÌ CÓ CÁNH

Đấy là tên tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Dương Hiền Nga (NXB Văn học, 2011, Trung tâm văn hóa Tràng An phát hành). Cuốn sách gồm 12 truyện viết cho thiếu nhi. Vốn là cô giáo dạy ngữ văn ở nhà trường phổ thông, có nhiều năm tham gia vào công tác quản lý nhà trường, lòng yêu nghề mến trẻ thôi thúc cô cầm bút viết tặng cho các học trò nhỏ thân yêu những câu chuyện xinh xắn, nhẹ nhàng đầy chất thơ của cuộc sống đời thường.
Viết cho thiếu nhi vốn rất khó nhưng cô giáo Nga đã vượt qua được điều này để có thành công ngay từ tập truyện đầu tay. Điều đầu tiên phải nói đến là nhân vật trong truyện đều là những con vật quen thuộc, gần gũi xung quanh các em như: Con cóc, con dơi dơi, con tò vò, con thằn lằn, chim sâu, con mèo, con gấu bông… cùng với các nhân vật ngộ nghĩnh ấy là các em thơ hồn nhiên trong trắng. Những khoảnh khắc diễn ra trong truyện cũng rất dung dị, tự nhiên mà không kém phần trong trẻo, sâu lắng. Dung lượng truyện gọn, mạch truyện phát triển theo cách nghĩ, cách cảm nhận cuộc sống của trẻ thơ, phù hợp tâm lý lứa tuổi nhưng mỗi truyện đều đọng lại một thông điệp nhân ái với cuộc sống của các em, đem đến cho các em sự lý thú bởi những nhận thức mới mẻ về những điều tưởng như giản đơn nhưng lại hết sức ý nghĩa với cuộc sống con người.
Qua những câu chuyện bổ ích và lý thú, các em được bồi bổ tâm hồn bằng những tình cảm đẹp với trường lớp, bạn bè, thày cô, với ông bà, cha mẹ, xóm giềng và quê hương, biết yêu quí, gìn giữ từng cái cây ngọn cỏ, từng con vật nhỏ bé xung quanh. Từ đó các em có thêm kỹ năng sống, lớn khôn hơn, luôn biết hướng tới những điều nhân ái và thiện lương.

Hà Nội 10.2011

Trần Vân Hạc

Mobile: 0917 331 683

Mail: vanhac.yenbai@gmail.com

ĐIỀU ƯỚC. . .

ÁNH SAO BĂNG

 

Dung Thị Vân

 

Vì anh nên biển có em

Để bờ cát trắng về đêm thầm thì

Sóng xô như lệ vương mi

Vỡ òa nỗi nhớ bước đi ngập ngừng

 

Em ngồi trước biển rưng rưng

Dã tràng xe cát mấy trùng sóng xô

Nhìn đâu cũng chỉ một bờ

Mênh mang biển cả mịt mờ bóng đêm

 

Từ anh lời nói dịu êm

Em giờ thổn thức bên thềm đẫm trăng

Ước gì một ánh sao băng

Vớt lời thề hẹn rồi giăng mái trời

 

(Trích trong tập “Miền gió ngược” – NXB Thanh niên, 2010)

 

Lời bình của Trần Vân Hạc:

Nếu điều ước trở thành hiện thực, thì điều ước của “em”, nhân vật trữ tình trong bài thơ của Dung Thị Vân sẽ như thế nào nhỉ:

Ước gì một ánh sao băng

Vớt lời thề hẹn rồi giăng mái trời

Thì ra người con gái hiện lên từ biển cả, báu vật mà tạo hóa ban cho “anh”  đã từng được đắm mình trong bao ánh hào quang của những lời hẹn thề hào phóng. Có bao nhiêu điều trở thành hiện thực? Bao lời thề như “ánh sao băng” lóe lên rồi chợt tắt. Đến nỗi nếu “vớt” được những “ánh sao băng” ấy, sẽ kết thành muôn vì sao lợp kín “mái trời” -mái nhà nhân gian cho những đôi người hạnh phúc!

Hình ảnh: “Em ngồi trước biển rưng rưng/ Dã tràng se cát mấy trùng sóng xô”, sao mà xa xót, khiến cho biển đã mặn lại mặn thêm vì những dòng nước mắt khổ đau. Những con sóng bạc đầu vỡ òa trong nỗi niềm quặn thắt, tiếc nuối  bao công sức bền bỉ, vun đắp cho tình yêu, nay đã trở thành: “Dã tràng xe cát mấy trùng sóng xô”.

Chỉ mấy dòng thơ mà bao tâm trạng, cung bậc của tình yêu cùng nỗi lòng da diết của người con gái, từng giọt, từng giọt thấm vào lòng người đọc những lời tự bạch của một trái tim luôn rung lên những nhịp đập vì tình yêu trong trắng cao đẹp.

Hà Nội 10.2011

Trần Vân Hạc

Mobile: 0917 331 683

Mail: vanhac.yenbai@gmail.com

*

DÒNG SÔNG TÌNH YÊU

 Trần Vân Hạc

(Cảm nhận nhân đọc bài thơ: “Tặng tình” của nữ sĩ Lý Phương Liên)

TẶNG TÌNH

Ai làm cầu bắc qua sông
Cho bờ em lại phải lòng bờ anh
Ai cho chim cả trời xanh
Để đầy tiếng hót trên cành yêu đương
Ai cho thuyền vượt sóng cồn
Anh bẻ lái em gương buồm đi xa…

Thơ nào nói đến đôi ta
Nghe tình yêu đã chảy ra cuộc đời

(Rút trong tập CA BÌNH MINH, NXB Văn học năm 2011)

Bài thơ lục bát gọn gàng, chặt chẽ trong cấu tứ và niêm luật, chỉ có tám dòng nhưng mở ra một không gian và thời gian không giới hạn. Tình yêu chân chính vốn như vậy đấy, như ngọn nguồn suối mát lành lặng thầm thành những dòng sông trĩu nặng phù sa, để “Anh bẻ lái em gương buồm đi xa…”
Đại từ phiếm chỉ: “Ai” được đặt ở đầu bài thơ và láy lại đến ba lần sao mà đắc dụng. Đã bao người tốn giấy mực lý giải chữ “YÊU” mà không tìm được lời giải trọn vẹn. Chỉ biết rằng khi người con trai và người con gái đã được sợi tơ hồng của ông tơ bà nguyệt xe duyên, là những trái tim son trẻ rung lên cung đàn muôn điệu của tình yêu, gắn kết họ với nhau, những bông hoa nhè nhẹ tỏa hương, những chú chim lựa những hợp âm trong vắt trong vòm lá, trời như xanh hơn, cuộc sống đáng yêu hơn trong từng hơi thở, trong mỗi ánh mắt trao duyên tình tứ. Ẩn dụ “BỜ ANH”“BỜ EM” nghe nhẹ như không nhưng hàm chứa bao điều lớn lao. Nếu không chung nhịp đập của con tim thì làm sao “PHẢI LÒNG” nhau được, chắc mãi xa nhau bên bồi, bên lở. Nhân vật trữ tình EMANH trong bài thơ như đôi chim tung cánh trên bầu trời cao rộng, thả xuống những tiếng hót diệu kỳ, bất tận của tình yêu. Mỗi cành xanh đầy sức sống như lách tách chồi non mơn mởn, đơm hoa kết trái. Và con thuyền tình băng băng trên muôn lớp “SÓNG CỒN”. Hình ảnh “ANH BẺ LÁI, EM GIƯƠNG BUỒM ĐI XA…” thấm đẫm chất liệu dân ca làm cho bài thơ vượt lên khuôn khổ của một đôi người yêu nhau cụ thể, mà như lời yêu của muôn người và muôn đời.
Bài thơ khép lại với hình ảnh:
THƠ NÀO NÓI ĐẾN ĐÔI TA
NGHE TÌNH YÊU ĐÃ CHẢY RA CUỘC ĐỜI
Cứ dư ba, lan tỏa những gợn sóng dịu êm ru mãi đôi bờ khát vọng. Hình tượng dòng sông trong bài thơ phải chăng chính là dòng sông tình yêu muôn thưở!

2 bình luận Add your own

  • 1. Trần Quốc Thường  |  Tháng Mười Hai 14, 2011 lúc 10:31 sáng

    THƠ THẬT HAY, NGƯỜI BÌNH CŨNG GIỎI.
    Vân Hạc bình khi tình yêu được tôn thờ cũng tuyệt.

    Trả lời
    • 2. phanduykha  |  Tháng Mười Hai 14, 2011 lúc 12:57 chiều

      Cảm ơn sự đánh giá của bạn

      Trả lời

Bình luận về bài viết này

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed