TƯ LIỆU

  Trang này dùng ghi chép cóp nhặt những tư liệu và những vấn đề cần quan tâm tham khảo

  PDK

****************************************************

ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC -KHUYẾT DANH,  Nguyễn Gia Tường dịch

http://quangduc.com/images/file/SoFTnbgk0AgQAEEF/daiviet-suluoc.pdf

*

VIỆT ĐIỆN U LINH- LÝ TẾ XUYÊN, Lê Hữu Mục dịch

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/uploads/gallery/info/Album-81/Viet_Dien_U_Linh_Tap_Ly_Te_Xuyen_1315554939.pdf

*

LĨNH NAM CHÍCH QUÁI- TRẦN THẾ PHÁP, Nguyễn Hữu Vinh dịch, Trần Đình Hoành bình giải

http://trandinhhoanh.wordpress.com/linh-nam-chich-quai/

*

LÊ QUÝ KỶ SỰ- NGUYỄN THU, Hoa Bằng dịch

https://www.scribd.com/doc/144500427/l-e-qu-%C3%BD-k-%E1%BB%B7-s-%E1%BB%B1-nguy-%E1%BB%85-n-thu-121-trang

*

NIÊN ĐIỂM RA ĐỜI CỦA TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG

Ghi chép sớm nhất về sự tích Thánh Gióng là ở đời nhà Trần, thế kỷ 14, trong sách Việt Điện u linhLĩnh Nam trích quái. Những ghi chép này dựa trên các văn bản thần tích trước đó để lại ở các nơi thờ cúng hiện hành hoặc lượm lặt từ truyền khẩu dân gian dưới dạng sử thi của người Việt cổ. Theo lời lẽ kể lại từ các sách đó cũng như ghi lại trong các sách sử đương thời hoặc sau đó thì đây là một trong số những thần thoại có tuổi đời vào loại lâu nhất trong lịch sử nước ta.

Theo đánh giá tiền sử học thì phần lớn các huyền thoại cổ nhất của Việt Nam, bắt đầu với sự tích Âu Cơ – Lạc Long quân và các sự tích liên quan đến thời Hùng Vương đều ra đời hoặc được hoàn thiện trong khoảng thế kỷ 4-3 trước Công nguyên. Đây chính là thời điểm cực thịnh của văn hóa Đông Sơn, thời điểm hình thành ổn định một xã hội trồng lúa Việt cổ ở đồng bằng thấp sông Hồng với một hệ thống lễ hội được nghệ nhân mô tả theo những quy ước xã hội khá chặt chẽ trên những đồ đồng lễ nghi (trống, thạp) . Trước đó, quá trình khai thác đồng bằng đã từng diễn ra nhưng với cường độ thấp, một phần do diện tích đất lúa bị nhiễm mặn sau biển thoái chưa kịp rửa chua và bồi đắp phù sa tự nhiên, mặt khác chưa xuất hiện những biến động chính trị quân sự trực tiếp (thời Chiến Quốc) lan tỏa đến vùng Lĩnh Nam để gây ra làn sóng di cư nam tiến của người Bách Việt. Sự tích Âu Cơ – Lạc Long quân là sự phản ánh rất rõ nét cuộc giao hòa giữa hai khối cư dân Việt sinh sống ở hai vùng cao cạn (Âu) – thấp ngập (Lạc) với một “thủy tổ” Kinh Dương Vương gốc Thần Nông thông gia lấy con gái Thần Long ở hồ Động Đình (phạm vi phân bố của văn hóa Dương Việt mà sau đó là văn hóa Sở, Ngô, Việt, nay thuộc vùng Hồ Nam, Trung Quốc) sinh ra Lạc Long quân.

Những thần thoại nổi tiếng thời Hùng vương như Sơn Tinh – Thủy Tinh (Sơn – Thủy), Chử Đồng tử – Tiên Dung (Chử – đầm lầy, Tiên – rừng núi ) đều nằm trong cùng một mô típ lớn Âu – Lạc đó. Chuyện Mai An Tiêm hay sự tích Trầu Cau nay đã được chứng thực bởi sự phát hiện hệ thống bùng phát của một loại hình hạt dưa bở, vỏ cau và tục nhuộm răng trong các mộ táng thân cây khoét rỗng thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại phổ biển từ khoảng 400 năm trước Công nguyên trở về sau . Thêm nữa, niên điểm xuất hiện hình tượng ngựa chỉ thấy ở giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn, trên một số thạp, liễm và trống đồng có niên đại sớm nhất là thế kỷ 2 trước Công nguyên trở về sau. Việc gắn chuyện Thánh Gióng vào niên điểm Hùng Vương thứ 6 tương đương với sự tồn tại của giặc Ân (có thể hiểu là thời Ân Thương ở nửa sau thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên, tương ứng thời văn hóa Đồng Đậu ở Việt Nam) chứng tỏ đã có một sự so sánh tương đối giữa lịch đại truyền miệng thế phả Văn Lang với lịch đại thế phả Trung Hoa. Tất nhiên, niên điểm diễn ra câu truyện không phải nhất thiết là niên điểm ra đời của truyền thuyết. Từ những vị thần đá, thần khổng lồ, thần tre trúc bản địa Tây Âu – Lạc Việt, Thánh Gióng còn được gắn thêm hình tượng anh hùng dân tộc. Lần theo cách mô tả và sự mở rộng thờ phụng những nhân vật gắn với cuộc đánh giặc Ân của Thánh Gióng ta thấy có sự gần gũi với các mô típ diễn ra với các truyền thuyết về tướng lĩnh tham gia trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cung cách cầu hiền và tuyển mộ của triều đình cũng như cách tổ chức đúc ngựa rèn vũ khí cho Gióng có nét gì đó phảng phất câu truyện Thạch Sanh. Những điều đó gợi ý rằng lớp lang đánh giặc, hiển thánh về trời có thể được đưa vào sau đó một vài thế kỷ, có thể là sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tiếp tục thêm thắt ở các đời sau nữa, khi mà xã hội Việt Nam bước vào những gian truân phải liên tục chống lại giặc ngoại xâm.

Vì vậy, dựa trên phân tích thành tố cấu thành huyền thoại Thánh Gióng và khung cảnh ra đời chung của truyền thuyết Hùng vương chúng tôi cho rằng sự tích Thánh Gióng – Phù Đổng thiên vương ra đời trong khoảng thế kỷ 3-2 trước Công nguyên, gắn với sự hình thành liên minh Âu Lạc bởi nó ẩn chứa trong mình cả hai thành tố Âu, Lạc. Thoạt đầu là vị thần khổng lồ có nguồn gốc từ thần đá và thần tre trúc sau đó phát triển lên thành anh hùng dân tộc chống ngoại xâm.

Theo Nguyễn Việt

*

NGHI VẤN VỀ MỘ QUANG TRUNG VÀ HOÀNG HÂU HỌ PHẠM  Ở QUẢNG NAM

HỌC MỖI NGÀY. Báo Công An TP Đà Nẵng ngày 16 tháng 9 có bài viết: Hé lộ nghi vấn đặc biệt về mộ vua Quang Trung ở Quảng Nam của T.Tân , V. Hoàng. Theo đó “Từ trước đến nay, việc mộ vua Quang Trung được chôn cất ở đâu vẫn là điều bí mật. Thế nhưng gần đây, Phòng PA83 CA tỉnh Quảng Nam phát hiện một tài liệu về chánh cung hoàng hậu của vua Quang Trung mang họ Phạm ở Quảng Nam, không phải ở Tuy Viễn (Bình Định) như sử sách lâu nay đề cập. Từ tình tiết này, Phòng PA83 CA tỉnh Quảng Nam cùng các cơ quan chức năng đã tiếp tục điều tra, nghiên cứu và dần hé lộ ra những tình tiết đặc biệt liên quan đến mộ vua Quang Trung.”


Phát hiện lịch sử
Cuối tháng 8-2014, từ một nguồn thông tin đặc biệt, Phòng PA83 CA tỉnh Quảng Nam phát hiện một tài liệu viết bằng chữ Hán Nôm, có nội dung đề cập đến thân thế một phụ nữ được vua Quang Trung phong làm Chánh cung hoàng hậu. Tài liệu này là gia phả của một tộc Phạm tại một huyện của tỉnh Quảng Nam. Sau khi nhờ các chuyên gia Hán Nôm dịch nghĩa và đánh giá về độ tin cậy của tài liệu, đến nay toàn bộ nội dung của bộ gia phả đã được dịch ra tiếng Việt.
Theo đó, một cuốn gia phả và một cuốn ghi danh sách những người trong họ tộc để xướng tên trong lễ cúng tế được viết vào ngày 18 tháng 2 năm Bảo Đại thứ ba (1927). Trong cuốn gia phả và cuốn sớ xướng tên trong lễ cúng tế có đề cập đến một người tên là Phạm Văn Phước, thuộc đời thứ 4 của tộc Phạm này. Vào giai đoạn cuối thời chúa Nguyễn trấn thủ ở Đàng Trong, ông làm quan ở Xá sai ti, trấn Quảng Nam. Trong cuốn gia phả ghi rõ, hai người con gái của ông Phạm Văn Phước là Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy và Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh.
Sau khi bộ gia phả này được dịch, P.V đã cùng cán bộ Phòng PA83, Sở VH-TT&DL, Bảo tàng Quảng Nam tổ chức điền dã khảo cứu đến địa danh trong cuốn gia phả họ Phạm, quê hương của ông Phạm Văn Phước (địa danh xin được giấu-P.V). Thật bất ngờ, chúng tôi được dân làng kể về một câu chuyện hơn 200 năm trước. Theo dân làng, lúc hành quân từ Bình Định ra Phú Xuân (Huế), do mưa to gió lớn nên Nguyễn Huệ đã dừng chân lại nơi này.
Tại đây, Nguyễn Huệ đến ở tư gia của một viên quan họ Phạm có hai người con gái và đem lòng yêu thương người chị. Nguyễn Huệ đã đưa người chị ra Phú Xuân sinh sống, người em cũng được đi theo để hầu hạ chị. Sau một thời gian, người chị mất, người em được triều đình cho về quê và xây dựng một ngôi chùa để thờ tự chị mình. Sau khi mất, người em được chôn gần ngôi chùa. Do mộ người em được xây dựng khá đẹp và được thắp đèn dầu suốt đêm nên dân làng ai cũng cho rằng đó là mộ bà Phạm Đức Bá.

Từ trái qua: Trong gia phả họ Phạm thể hiện: Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy (hàng dọc thứ 2 tính từ phải qua); Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh (hàng dọc thứ 3 tính từ phải qua). Trong gia phả họ Phạm thể hiện Phạm Văn Phước, trước là Xá sai ti ở trấn Quảng Nam, từ năm Kỷ Dậu được phong tặng Đại tư không thiển quận công (dòng hàng dọc 2 và 3 bên phải sang).


Ngôi mộ nghi vấn
Lần theo câu chuyện, chúng tôi tìm được ngôi chùa trên. Đại đức Thích Văn Chánh, trụ trì chùa xác nhận, trong lịch sử ngôi chùa có ghi rõ, bà Phạm Đức Bá là người sáng lập chùa. Trước đây, chùa có giữ sắc phong thời Quang Trung ban hành việc xây dựng chùa và trong chùa có bài vị “Tiền nhân Phạm Đức Bá chi linh vị”, nhưng do chiến tranh tài liệu đã bị thất lạc. Liên hệ thân thế của bà Phạm Thị Ngọc Dẫy, Phạm Thị Doanh với câu chuyện dân gian và ngôi mộ mang tên Phạm Đức Bá, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm trùng khớp với nhau. Trong gia phả ghi, người chị là Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy, còn người em là Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh.
Trong câu chuyện dân gian, người chị được vua lấy làm vợ, người em cũng được đi theo vào cung để hầu hạ. Theo tìm hiểu trong sử sách, dưới triều vua Quang Trung, cung nữ được chia làm 2 cung, Tả cung và Hữu cung. Như vậy, khả năng người em trong câu chuyện dân gian chính là Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh trong gia phả họ Phạm. Vì có chị là vợ vua nên người em được đặt thêm mỹ tự là “Đức Bá” theo điển lệ triều đình là giả thuyết rất thuyết phục.
Trong khi đó, ngôi mộ được cho là mộ bà Phạm Đức Bá hiện nay có nhiều đặc điểm rất đặc biệt so với các ngôi mộ cổ khác. Năm 1978, một số người đã dùng thuốc nổ để công phá ngôi mộ này nhằm tìm vàng bạc châu báu nhưng họ chỉ phá được lớp mu rùa trên mộ, còn phần đáy mộ thì không khai quật được. Hiện nay ngôi mộ vẫn còn và một phần thành mộ lộ thiên, có hoa văn thuộc triều Tây Sơn, nhìn bên ngoài có màu xám nhạt, có lẫn vôi sống, vỏ sò. Ngoài ngôi mộ trên, gần đó còn hai ngôi mộ khác cũng cùng thời Tây Sơn.
Theo ông Tôn Thất Hướng – Phó phòng nghiệp vụ Sở VH-TT&DL Quảng Nam cho biết, ở Việt Nam, mộ hợp chất thường có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Hợp chất này là tổng hòa các chất như cát, mật đường, nhựa thực vật, vôi sò giã nhuyễn… Nó cứng hơn đá và “bất khả phân ly” không thể phá vỡ. Chính vì sự bền vững ấy nên chỉ có tầng lớp quý tộc mới được mộ táng bằng hợp chất. Và cũng vì được xây bằng hợp chất mà các đối tượng xấu không đào được phần dưới của ngôi mộ…
Với những tài liệu chúng tôi tiếp cận và hiện trạng ngôi mộ cổ hiện nay, cộng thêm câu chuyện trong dân gian, có cơ sở để nhận định rằng, Hoàng chánh hậu của vua Quang Trung là người Quảng Nam, như trong gia phả họ Phạm ghi rất rõ “Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy” chứ không phải Chánh cung Phạm Thị Liên (Tuy Viễn, Bình Định) như sử sách lâu nay đề cập.
Đặc biệt, nhiều tư liệu thu thập được cho thấy ngôi mộ trên có nhiều nghi vấn là mộ vua Quang Trung-Nguyễn Huệ chứ không phải mộ của Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc để thẩm định. Và đây cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân và dòng tộc Phạm ở địa phương.

 

Những nội dung liên quan đến sự phát hiện lịch sử này chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

T.Tân-V.Hoàng

*

TÂY SƠN THUẬT LƯỢC
                             Vi ảnh số 5/VAH4 của Viện Khảo cổ Saigon.
( nguyên bản của Société asiatique Paris số HM 2178 Legs H. Maspéro )

Bản dịch của TẠ QUANG PHÁT
Chuyên viên Hán học, Viện Khảo cổ Saigon.

LTS : Bài TÂY SƠN THUẬT LƯỢC này bằng chữ Hán, tác giả không biết là ai, có đăng cả trong Nam Phong số 148, phần chữ Hán, trang 27-39. Tuy về sử liệu có nhiều điểm sai, nhưng lại có mấy truyện nho, có thể gọi là giai thoại về thời Tây Sơn, về Nguyễn Huệ rất ngộ nghĩnh, chưa thấy sử sách nào nói đến. V́ vậy chúng tôi xin đăng đây bản dịch của ông Tạ Quang Phát. Về những điểm sai với sử, chúng tôi xin chú giải ở dưới. Một điều quan trọng hơn nữa là tài liệu này chắc chắn được viết dưới triều Nguyễn nên cách lập luận và dùng chữ bênh vực, tuyên dương vua Gia Long rất rơ.

Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc, tổ tiên là người huyện Nghi xuân, tỉnh Nghệ an. Niên hiệu Dương Đức triều Lê chiếm giữ được bảy huyện ( của Chiêm Thành ? ) bèn dời dân vào đấy. Từ đó mới sinh ra Nhạc. Nhạc xưa vốn làm Biện lại ở tuần Vân Đồn, v́ thiếu tiền của quan mới trốn làm trộm cướp, thủ hạ có trên trăm người, cướp phá châu ấp, tướng quân trấn thủ không đàn áp được. Nhạc tự xưng là Thiên Vương, tiếm xưng niên hiệu là Thái Đức, lén chiếm giữ thành Qui Nhơn.

Năm Đinh Dậu (Cảnh Hưng thứ 38), Nguyễn Văn Nhạc với em là Huệ cử binh đánh kinh đô Phú Xuân (1). Vua Hiếu Định đi biển vào thành Gia Định tuần thú (2). Hoàng đế triều ta (Nguyễn) cùng ở chung với Nhạc. Tháng 9 năm ấy Nguyễn Văn Nhạc xúc phạm đến vua, và vua Hiếu Định băng (3). Hoàng đế Nguyễn Ánh triều ta bèn sang Xiêm La mà ở (4). Nhạc có những vùng từ Ải Vân trở về Nam.Năm Nhâm Dần, Nhạc thu nạp bầy tôi của chúa Trịnh đă bỏ trốn là Nguyễn Hữu Chỉnh, lúc ấy Nhạc vốn có chí thôn tính đất Thuận hóa (5), nhưng không có ai mưu tính công việc ấy, đến lúc ấy được Chỉnh chạy vào, Nhạc mừng lắm bèn thu dụng.

Năm Bính Ngọ (Cảnh Hưng thứ 47) tháng 3, Nguyễn Hữu Chỉnh tŕnh bày với Nhạc cơ hội thích nghi để lấy Thuận hoá, xin phát binh đánh lấy Phú xuân, Nhạc nghe theo.

Tháng 4, Nhạc sai em là Huệ, tiết chế các quân thủy và bộ, rể là Vũ Văn Nhậm làm Tả quân Đô đốc, Chỉnh là Hữu quân, nhắm kinh Phú xuân tiến phát.

Tháng 5, quân của Nhạc đánh và lấy được Phú xuân. Chỉnh nhân thế khuyên Huệ thừa thắng lấy kinh đô Thăng Long.

Tháng 6, Huệ tiến phạm kinh đô, chúa Trịnh Đoan Nam vương là Tùng đánh thua mà chết.

Tháng 7, Huệ giả vờ tôn hoàng đế nhà Lê ở điện Kính Thiên và làm lễ triều yết. Trong tháng ấy vua Hiến tông Vĩnh Hoàng đế băng.

Tháng 8, Nguyễn Văn Nhạc và Huệ trở về Nam, Chỉnh chạy theo Nhạc đến biển đông, Nhạc không cho Chỉnh trở về Nam, mới cho lưu lại ở Nghệ an. Nhạc và Huệ từ Thăng Long đến, th́ Huệ ở lại thành Phú xuân, tiếm xưng là Bắc B́nh vương. Cháu đầu của vua Lê là Duy Kỳ lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Chiêu Thống.

Năm Đinh Vị (năm đầu Chiêu Thống), Nguyễn Hữu Chỉnh lấy binh Nghệ an đánh đuổi Án Đô vương Trịnh Bồng.

Vua Lê th́ dùng Nguyễn Hữu Chỉnh coi giúp việc nước, phong tước cho Chỉnh làm Bằng Quận công. Mùa đông năm ấy vua Lê sai Ngô Nho (người ở Tri Chỉ), Trần Công Xán (người ở Yên Vĩ, cũng gọi là Lượng) đem lễ vật địa phương cùng quốc thư cho Huệ, nói rằng Nam và Bắc mỗi bên đều giữ lấy cương thổ của ḿnh, không đặng vượt khỏi bổn phận (6). Huệ giân lắm, truyền mật lệnh ném bọn Nho và Công Xán xuống biển, lại khiến Tiết chế Nhậm đốc suất bộ quân, Thái úy Điều đốc suất thủy quân, Đô đốc Đặng Giản làm tiên phong, nhắm kinh Thăng Long tiến phát.

Lúc ấy quân Ngụy qua Nghệ an, triều đ́nh được thông báo, đầu tiên ở khúc sông quanh khe Vân sàng bày súng và chiến thuyền để chuẩn bị. Đặng Giản giả vờ không dám tiến lên chỉ theo ven bờ biển ngày đêm giương cờ đánh trống. Quan triều đ́nh thấy thế khinh dể. Đặng Giản mới ra lịnh cho chặt cây ở rừng ven sông, ném xuống sông cho ngăn gịng nước mà xuống, lại sai những người lặn lội giỏi, thừa ban đêm theo những bè gỗ ấy qua sông, ŕnh cho quân triều đ́nh ngủ say, mới kéo hết thuyền về phía Bắc, trong đồn ngụy lại phát hiệu lịnh độ quân qua sông mà đánh giết, thuyền giặc lại nổ súng bắn vào quân triều đ́nh. Quân triều đ́nh tan vỡ mà chạy trốn.

Năm Mậu Thân ( Chiêu Thống năm thứ hai – Thái Đức năm thứ 10 ), tháng giêng, quân Tây Sơn tiến phạm kinh thành Thăng Long. Vua Lê chạy đi Hải dương, quân Tây Sơn rượt theo, cha con Hữu Chỉnh đều bị bắt. Huệ cho Vũ Văm Nhậm trấn Thăng Long, đặng Giản trấn Thanh hóa ( Giản là người ở Lương xá, ḍng dơi của Đặng Nghĩa Huấn ).

Vua Lê sai Lê Quưnh, Trần Danh Án pḥ Hoàng thái hậu sang nhà Thanh bên Tàu để xin binh tiếp viện.

Mùa hạ, Huệ giết kẻ bầy tôi là Vũ Văn Nhậm, lúc ấy Nhậm tại trấn, có kẻ tố giác rằng Nhậm lộng quyền. Huệ mượn cớ là đi tuần đất Bắc, Nhậm ra lạy chào Huệ bèn bắt mà giết đi.

Huệ cho quan Đại tư không Ngô Văn Sở, quan Nội hầu Lân trấn Thăng Long, Huệ từ Thăng Long trở về.

Mùa thu, tiến sĩ nhà Lê là Ngô Th́ Nhậm (người ở Tả Thanh oai hiệu là Hy Doăn), Nguyễn Gia Phiền (người ở An Lũng), Phan Huy Ích (người ở Thu Hoạch), hương cống Ngô vi Quư (người ở Tả Thanh oai), Đoàn Nguyên Tuấn (người ở Hải an) cùng đến Phú xuân yết kiến Huệ.

Huệ khiến Nhậm giữ tư lịnh (từ nay những thư trát gửi sang Thanh đều do Ngô Th́ Nhậm viết ra) khiến Phiền và Ích làm Điện trung thị Ngự sử, khiến Quư và Tuấn sung Hàn lâm viện.

Đoàn Nguyên Tuấn là con của Thúc, ở trong làng, gác nhà lên cao mà ở trong vườn hoa, gọi là Phong Nguyệt sào (ổ gió trăng) để ngâm vịnh ở đấy, tự gọi là Sào Ông, dường như cho ḿnh là Sào Phủ vậy. Nay lại quên t́nh vườn cũ, lại cong gối mà qùy lạy ở triều đ́nh của giặc, không gợi hứng với cỏ hoa, lại dựa thân vào Hàn lâm viện, không c̣n nhàn rảnh nữa để ngâm vịnh với gió trăng, mà lại nhập vào bộ sứ thần. Tưởng lại tấm thân của Tuấn chưa từng được một ngày nào yên nghỉ ở cái ổ gió trăng của ông ta vậy, th́ làm sao mà chẳng phụ lời hẹn ước trước kia. Ông Thụy Nham tặng thơ có câu rằng :

Hoa ổ phi cư phụ cố sào

Nghĩa là:
” Vườn hoa chẳng ở th́ phụ ổ gió trăng ”

Mùa đông tháng 11, Huệ tự xưng Hoàng đế, cải nguyên là Quang Trung. Tháng ấy vua Lê dùng quân Măn Thanh lấy lại kinh thành Thăng Long. Năm Kỷ Dậu (Nguyễn Huệ niên hiệu Quang Trung thứ hai) tháng giêng, Huệ cả phá quân của Tôn Sĩ Nghị nhà Thanh ở Thăng Long. Vua Lê đi lên phương Bắc.

Huệ dùng mưu kế của Ngô Th́ Nhậm, khiến Nhậm sang nhà Thanh hối lộ với các vương thân quan ở nội các của triều Thanh để ngăn việc tiếp viện và vội ra lịnh cho cả thiên hạ thần dân phải suy tôn Huệ làm vua. lấy lời suy tôn ấy, kèm vào tờ biểu để tâu lên vua nhà Thanh. Lúc ấy viên Tham tụng xưa là Bùi Huy Bích mượn cớ có bịnh mù mà không chịu kư tên vào, Huệ khiến ép bức buộc phải lăn dấu tay.

Huệ đặt ở các huyện quan tả hữu quản lư, lại dùng người giàu có và thế lực ở địa phương làm huyện trưởng khiền đốc xuất việc lương thực cho quân đội. Quan Tả quân th́ coi về việc thưa kiện, quan Hữu quân th́ coi về cơ đội binh lính. V́ thế mà cơ binh trong hạt được đóng đồn ngay trong hạt, mỗi tổng đều có sai một vệ binh đi tuần thám ban đêm, v́ thế mà đạo tặc đều yên, cửa làng khỏi phải đóng. (7)

Nạn đói to, có người vợ dân phải bán ḿnh để lấy tiền nuôi gia đ́nh. Đời kể lại rằng ở Hải dương có người vợ khá có nhan sắc, quen gần với đồn Tây Sơn, viên đồn trưởng thấy nàng mà đẹp ḷng. Người vợ ấy bèn nói với chồng rằng : Nay v́ nạn đói kém, trên th́ có cha mẹ, dưới th́ có đàn con, không có ǵ đủ để nuôi dưỡng, thiếp xin chàng nhận làm anh thiếp để đem thiếp bán cho viên đồn trưởng. Người chồng bằng ḷng, bán vợ được một trăm quan mà mang về, c̣n vợ th́ tự thắt cổ ở trong pḥng. Viên đồn trưởng kinh hăi hỏi người chồng, người chồng mới thật t́nh thưa, viên đồn trưởng bảo đi chôn cất và cho luôn số tiền ấy không đ̣i lại.

Lời phê b́nh – Năm đói kém đă khiến người ta đến thế ru ! Tuy nhiên, người vợ thà chịu cho thân ḿnh chết chớ không nhẫn cho gia đ́nh ḿnh chết. Ôi! Cũng gọi là người vợ hiền vậy. Sánh với kẻ có trách nhiệm lo việc trường tồn của quốc gia th́ khác xa nhau một trời một vực. Mùa hạ Ngô Th́ Nhậm từ nhà Thanh bên Tàu trở về.

Huệ phát thẻ tín bài là theo kế sách của Ngô Th́ Nhậm. Tín bài ấy làm bằng gỗ ngoài có viền bông hoa, trong biên tên họ của người dân lănh thẻ cùng với tuổi và quê quán, có kư tên đóng dấu, khiến dân lănh tín bài ấy ở quan nha. Những kẻ ra đi buôn bán phải đeo cái thẻ tín bài ấy ở dưới cổ làm bằng, nếu không có tín bài th́ là bọn tà đảng không đặng thông thành. Việc thi hành phép ấy thật do Ngô Th́ Nhậm.

Lúc ấy nhân dân sợ oai dữ của Huệ, cùng đưa nhau ra lănh tín bài, số dân đinh có hư tăng để nhà nước khống ngự, nhưng ở Tả Thanh oai lại khiến dân càng khốn khổ.

Mùa thu, sứ nhà Thanh là bọn Vương Phủ Đường sang sách phong cho Huệ làm An Nam quốc vương. Huệ sai bọn Phan Huy Ích đi tiếp sứ nhà Thanh, Nguyễn Nhạc người con lên nối ngôi, ấy là Tiểu triều.

Mùa đông, Huệ sai Ngô Vi Quư sung vào sứ bộ sang tạ ơn nhà Thanh. Năm Canh Tuất (Nguyễn Huệ niên hiệu Quang Trung thứ ba), mùa xuân Huệ thăng Ngô Thời Dụng làm Bộ binh Thượng thư với tước là Tinh phái hầu. Mùa hạ, Huệ sai Điện trung Thị Ngự sử Phan Huy Ích, công bộ đăi chiếu Thượng thư Vũ Duy Tấn (đỗ hương cống triều Lê, người ở Mộ Trạch) và Hàn lâm học sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với Đô đốc Nguyễn Hữu Chẩn sang nhà Thanh, lúc ấy vua Càn Long đă 80 tuổi. Lúc trước vua nhà Thanh có bảo Huệ phải thân hành sang chúc phúc, Huệ cố từ. Bọn Phan Huy Ích tâu với Huệ xin quyền biến, Huệ mới giả mạo sai Chẩn đi thay cho ḿnh, và khiến bọn Phan Huy Ích đi theo để yết kiến.

Huệ sai Ngô Th́ Nhậm quản lănh việc đi sứ, rồi lại gia thêm bực Dực vận công thần, chuyển sang làm Thị trung Đại Học sĩ giám tư kinh đô Thăng Long.

Mùa hạ, Ngô Vi Quư từ Yên kinh trở về. Lúc ấy những tiến sĩ của nhà Lê cũ thường thường lấy văn học mà vang tiếng trong đời. Ngô Th́ Nhậm muốn khiến các vị ấy đều ô nhục như hắn, mới thưa với Huệ nhử các vị ấy bằng quan tước, vị nào không đến th́ đem binh mà bắt. Bùi Huy Bích ở Thịch Liệt thác bịnh mà từ khước, Ngô Th́ Nhậm lại lấy thơ gọi Trần Danh Án ở Bảo Triện. Trần Danh Án thơ dùng tiếng chó heo mà từ khước với Nhậm. Nhậm thẹn không dám gửi thơ đến nữa.

Lê Huy Trâm ở Bối Khê (làm Cần chính Đại học sĩ của quốc triều lănh chức Đốc học các vùng Bắc ninh, Cao bằng và Lạng sơn), Phạm Qúy Thích ở Hoa Đường (làm Thị trung Đại học sĩ của quốc triều), Nguyễn Đường ở Trung Cần (làm Đốc học Sơn tây), Ngô Viện ở La Khê, Nguyễn Du ở Văn Xá, Nguyễn Diên Dương ở Bảo từ (làm Hiệp trấn ở Hưng hóa của quốc triều), Trần Bá Lăm ở Vân Canh (làm Đốc học Bắc thành), Nguyễn Gia Cát ở Xuân cầu (Cát về sau ứng nghĩa quân yết kiến đức Cao hoàng Gia Long ở Gia định, làm Lễ bộ Tả Tham tri, phụng sứ thăng chức Thượng thư, về sau có xảy ra việc mà phạm tội), Bùi Dương Lịch ở An Toàn (làm Đốc học ở Nghệ an), Lê Trọng Dĩnh ở Đa Sĩ đều thấy trước mà trốn đi. Quư Thích phú thi có câu:

Tái thiên giao thê lệ
Tỵ địa các trầm phù

Nghĩa là:
” Đầy trời đều nước mắt nước mũi giao ḥa
Ở đất th́ đều trốn tránh kẻ ch́m người nổi ”

Huy Trâm thường tự thề rằng: “Nếu không chết th́ lẩn trốn trong núi rừng, quyết không chịu làm bầy tôi cho Tây Sơn”. Viện và Trọng Dĩnh về sau đều bị bắt. Viện phải đem con ra làm tin mới được thả. C̣n Dĩnh th́ bất đắc dĩ phải ra làm Đốc học ở Vị Hoàng vài tháng rồi lại thác bịnh mà từ khước. Những người c̣n lại như Hoàng B́nh Chính ở Thỏ Hoàng, Nguyễn Nha ở Hữu Thanh Oai, Nguyễn Quí Ban ở Nhơn mục, đều nhận mạng lịnh của Tây Sơn làm quan vinh hiển. Chỉ có Nguyễn Đăng Sở ở Hương Triện th́ xin làm tri huyện. Sở vốn khi trước có cưới một người thiếp của vua Lê, việc ǵ cũng do nàng ấy sai khiến. Một ngày nọ, vợ của Sở đi ra hỏi ông thầy tướng: “Như tôi phải phối với bậc quan nào?” Ông thầy tướng nói rằng: “Bà phải làm vợ của quan tri huyện, nếu không thế th́ bà sẽ chết yểu”. Vợ của Sở về nói lại với Sở, cho nên Sở cố làm cho được chức tri huyện ấy.

Huệ từ Thăng Long trở về.

Huệ cho quan Đại tư mă Ngô Văn Sở, quan Nội hầu Lân cùng với người con thứ là Thùy trấn giữ Thăng Long, cho Tuyên trấn giữ Thanh hóa, cho Đặng Giản làm Đại Đô đốc, coi giữ Đại thiên hùng binh, sai làm thuốc súng. Tháng 7, bọn Chẩn đến Yên kinh, lúc ấy vua nhà Thanh đi tuần phương Bắc để tránh nóng, cấp báo cho Chẩn và các quan theo hầu phải đến hành cung ở Nhiệt hà yết kiến. Vua nhà Thanh ban cho thơ có câu rằng:

Y cổ vị văn lai tượng khuyết
Thăng triều văng sự bỉ kim nhân

Nghĩa là:
Từ xưa chưa nghe nói vua nuớc phương Nam đến cửa tượng khuyết lạy chầu. Đối với việc đă qua của triều Minh đă mất th́ đáng khinh việc đ̣i cống người bằng vàng.

Huy Ích có phụng họa, vua nhà Thanh có phê thơ cũng cho là ổn thỏa, có ban thưởng rất hậu, đến khi về Tây Uyển ở Yên kinh, th́ được vào yết kiến luôn mấy mươi ngày, đến ngày trở về nước, th́ vua Thanh có tuyên triệu Huy Ích và Duy Tấn vào Quang Minh Chính đại điện, khiến đứng ở một bên mà xem ở thềm ngọc, rồi rót rượu cho uống, tin rằng đó là sứ bộ vinh hạnh bực nhất (do ở bài Tinh sà Kỷ hành).

Tháng chạp, bọn Chẩn từ Yên kinh trở về, đến cầu doanh Huy Ích nhân té mà bị thương ở chân, bèn dâng biểu cho Huệ xin miễn triều yết, tạm ở lại để điều dưỡng.

Năm Tân Hợi (Nguyễn Huệ niên hiệu Quang Trung thứ 4), quan Nội hầu Lân bắt được Tụ là em của vua Lê ở Bảo Lạc, và giết luôn cả nhà Diễn quận công. Khi trước Tụ dựa vào Diễn châu để lo bề khôi phục. Có kẻ đi tố cáo với Tư mă Sở. Tư mă Sở khiến Nội hầu dạy Diễn quận công bắt Tu mà giết đi. Nội hầu Lân bèn thác việc mở tiệc rượu. Cha con Diễn quận công cả thảy năm người đều được ban cho áo cẩm hoa bào và khăn là lụa hồng, đều ngồi mà yến ẩm, khi rượu đă say, Nội hầu Lân làm rớt cái mâm đồng làm hiệu, quân Tây Sơn bèn bắt cha con Diễn quận công mà chém. Nhân thế mới đặt trấn Hà Dương ngay ở đất ấy, để Đô đốc Viên với 500 binh sĩ trấn giữ rồi trở về.

Đồn Hà Dương đều bị giết sạch v́ Tề. Trước thời tai nạn của Diễn quận công xảy ra, em của Diễn quận công là Tề ở ngoài cho nên được thoát, đến lúc ấy Tề họp các binh lính địa phương vây chặt đồn của Tây Sơn bắt hết binh lính mà giết sạch, chỉ có Đô đốc một ḿnh được chạy về, đến khi quân Tây Sơn đến bắt Tề th́ Tề đă chạy đi đâu không biết.

Huệ đặt quan bí thư, mỗi tháng 6 lần chầu để giảng giải kinh sử. Huệ không có học cho nên không biết thư sách. Một ngày nọ Huệ hỏi quan bí thư rằng: “Trong sách có chép quá nhiều việc thế?” Quan bí thư thưa rằng: “Sách sử chép sự tích thiện ác của đế vương và lư do hưng phế để đời sau biết mà soi xét răn dè.” Huệ nói rằng: “Như thế th́ từ xưa có ai nói đánh Tàu không?” Thưa rằng: “Nước ta có Trần Hưng Đạo đánh quân Tàu ở sông Bạch Đằng, Lê Thái tổ đánh quân Tàu ở thành Đông quan, nhưng mà đều là đánh chúng tiến sang, chớ chưa có tiến sang Tàu mà đánh chúng.” Huệ nói rằng: “Ta nay sẽ đánh Tàu để ngươi xem”, (quan bí thư là người ở Ngọc Đông, tỉnh Thanh hóa, tên họ chưa khảo ra).

Huệ xuống sắc lệnh cho Công viện vá lại chiến y, rồi lại gửi cho gia thiếp của các đại thần cất giữ, hẹn đủ hai mươi vạn chiếc áo để ban cấp cho quân sĩ th́ ngày ấy sẽ đánh Quảng Tây mà cướp phá. Lúc ấy Huệ vừa vào trong viện để xem xét, th́ có người thiếp của Thái úy Điều, họ Hoàng, giả vờ không biết có Huệ ở đấy, nói với đồng bọn rằng : “Nay quen thắng mà đánh Tàu, nhưng Tàu th́ to mà ta th́ bé, nếu rủi không thắng th́ mới làm sao? Chẳng bằng cứ trị dân mà hưởng nước, việc ǵ phải đi t́m ở xa.” Huệ nghe được hét lên nói rằng: “Người kia là ai mà dám cản trở việc quân của ta ?” Liền sai đem người thiếp họ Hoàng ấy ném xuống biển. Thế rồi ngài lại hối hận mà nói rằng : “Người kia nói cũng hợp lư.” Huệ liền ra lịnh tha cho. Việc cướp phá nước Tàu bèn dừng lại. ( Người thiếp họ Hoàng là ḍng dơi của viên đại tướng nhà Lê, Hoàng Nghĩa Giao ).

Lời phê b́nh – Nói một lời mà băi được việc binh, cũng là người nhơn đức thay!

Năm Nhâm Tư (Nguyễn Huệ niên hiệu Quang Trung thứ 5) lúc ấy vợ chính của Nguyễn Huệ đă chết. Huệ sai Ngô Th́ Nhậm đưa thơ sang Tổng đốc Quảng Tây để khiến cầu hôn với vua nhà Thanh.

Năm ấy Nguyễn Huệ mất. Tóc của Huệ th́ quăn, mặt th́ đầy nụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tṛng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, th́ ánh sáng từ con mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận th́ chế thắng, uy anh hùng lẫm liệt, cho nên mới b́nh định phương Bắc và dẹp yên phương Nam, hướng tới đâu th́ không ai hơn được, tiếm vị làm vua được 5 năm, không lập pháp lịnh điều ước, việc thưa kiện đều do miệng ngài phân xử, tội tù th́ phần nhiều dùng đ̣n mà đánh để trừng trị (đ̣n tục gọi là đùi).

Bầy tôi ở trong hay ở ngoài đều sợ oai của ngài, không dám can tội hối lộ. Thường ngày Huệ hay sợ đức Cao hoàng Gia Long ta, lúc đau nguy cấp, Huệ nói với kẻ bầy tôi rằng: ” Hắn sẽ phục quốc được “. Hoặc có kẻ thưa rằng: “Nếu hắn ra th́ bọn hạ thần xin đánh”. Huệ nói rằng: “Ngươi chớ cho lời ta là nói láo, nếu hôm nay ta chết, th́ ngày mai hắn ắt ra, nếu mai ta chết th́ ngày sau hắn ắt ra. Ngươi c̣n sống, ngươi xem”. Nói thế Huệ liền mất. Con là Trát nối ngôi, đại xá tội phạm và cải nguyên (Trát môi trớt, răng to).

Luận rằng: Với tư chất nhỏ bé yếu đuối và đương t́nh thế nguy hại ấy, trong th́ có Khang công và Tuyên công, nhu nhược một hai người lẻ loi non nớt, ngoài th́ có Tư đồ (tên Dũng) và Thiếu phó (tên Diệu) dũng mănh năm sáu vị vũ phu, Trát lại tranh thắng với Cao hoàng Gia Long ta, th́ chắc hắn sẽ bị trói ngay trước mặt mà làm tù th́ đáng lắm.

Năm Quư Sửu (Trát, niên hiệu Cảnh Thịnh năm đầu). Trát đến Thăng Long để nhận cho nhà Thanh sách phong, lúc ấy sứ giả nhà Thanh xin đến Phú xuân, Trát giả mạo xây cung mộ ở xă Hạ Hồi rồi nói dối là đường đi từ sơn Tây mà đi th́ phải một tháng. Đi được nửa đường, sứ nhà Thanh nói rằng: “Đây là đi về phía Tây, sao lại dối ta”. Bèn trở về Thăng Long làm lễ phong điếu.

Trát trở về Nam, tấn công thành Quy Nhơn bắt Tiểu triều và giết ngay trong ngày hôm ấy.

Năm Giáp Dần (Trát niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2), Cao hoàng Gia Long đem quân Hà Lang trở về đánh phủ Diên khánh và thắng được. Tướng giữ thành của Trát là Quyền quận công đem đội thủy quân đầu bên ta, rồi phóng lửa đốt thủy đồn Tây Sơn. Cao hoàng thừa thắng lấy thành Quy Nhơn và thành Hoàng đế.

Có kẻ hỏi rằng: Vua Lê dùng quân nhà Thanh, c̣n Cao Hoàng đế ta th́ dùng quân người Âu, đều là dựa vào sự giúp đỡ của nước ngoài, mà Lê th́ mất mà ta th́ hưng, th́ chẳng phải là lời sấm rằng: Tiên đồng đă trở về Bắc, đất nghiệm đă an bài, bảy đời th́ trở về kinh đô, sách trời đă định trước, mạng trời đă khiến như thế hay sao? Rằng phế hay hưng vốn ở Trời, nhưng hơn hết là ở người. Vua Lê kia khen theo và hỏi nồi, th́ chẳng phải là khí tượng đế vương th́ làm sao mà đem so sánh với Cao hoàng Gia Long ta được thay! Thế là lư do thành bại của hai bên khác nhau vậy.

Quân doanh của Tôn Sĩ Nghị, tướng nhà Thanh, ở Bồ Đề, vua Chiêu Thống đến đấy yết kiến Tôn Sĩ Nghị. Tôn Sĩ Nghị sai người đưa vua về cung, vua đi ngay qua chợ thấy một con heo to và một cái nồi đồng lớn, mới hỏi rồi đi. Khi người được sai đi đưa trở về th́ Nghị hỏi rằng: “Ngươi thấy quốc vương cử động ra sao?” Người ấy kể lại đủ mọi việc đă thấy như thế. Tôn Sĩ Nghị mới than rằng: “Khen heo, hỏi nồi, chẳng phải là khí tượng của đế vương, th́ bọn ta sẽ nguy mất.”

Tây Sơn từ năm Canh Tuất trở lại, th́ mùa lúa so sánh có trúng hơn, trong nước b́nh yên (thóc một quan tiền được 100 đấu, dân chúng đều có chứa trữ, tiếng sáo lời ca có được nghe đó đây). Nhưng ở Bắc kỳ th́ dân trí thức đều chán ghét triều Tây Sơn, mong được v́ chân chúa. Từ sau khi Gia định đă dẹp yên rồi, mỗi lần gió nồm thổi, th́ người ngoài đều nói rằng đó là gió của ông Chủng (Gia Long) vậy.

Lời b́nh luận: Ḷng người quay về ai th́ mạng trời ở đấy. Xem ḷng người như thế th́ Tây Sơn muốn không mất đi, và ta muốn không hưng lên th́ có được chăng?

Trát đặt ở các xă huấn khoa để giữ việc thưa kiện trong xă.

Trát giết Lê Thái sư. Con của Lê Thái sư là Đô đốc Lê Tôn Chất làm phản và đầu hàng bên ta.

Trát sai người đem mật chiếu đến Thăng long để giết quan Đại đổng lư. Năm Kỷ Tỵ (Trát niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7), vua Càn Long nhà Thanh băng, Trát sai người sang lễ hương, tờ biểu có viết rằng :

“Viên Tản sơn thanh Lô thủy bích, vọng cùng thần quốc chi yên lam, đẩu xu tinh chuyển Nữ tu hàn, cảm động thiên gia chi vân vật (Ngô Th́ Nhậm chi từ dă)”.

Nghĩa là :

“Núi Tản viên xanh, sông Lô biếc, trông ra xa cùng khỏi màn sương khói của nưoớc chúng tôi, th́ thấy sao Bắc đẩu đă dời, sao Nữ đă mờ lạnh, mà cảm động cho cảnh vật của nước thiên triều phải ảm đạm v́ có quốc tang (lời của Ngô Th́ Nhậm)”.

Đài Chân Vũ ở Thăng long có cây dung ngă chết mà lộc dựng lên, lúc ấy nuớc Đại Man có sai sứ đến xem có nói rằng: “Thứ này nước phương Tây chúng tôi không có”.Lời b́nh luận: Cây dung là vật nhỏ nhen, th́ làm sao ghi được một việc ǵ. Quốc gia sắp hưng thịnh th́ ắt có điềm lành báo trước.

Khi vua Hiếu Tuyên trung hưng, th́ có cây liễu đă chết ở Thượng lâm bỗng mọc đứng lên mà sống. Thế th́ cây dung ấy mọc đứng lên mà sống là điềm lành ứng vào quốc triều hưng thịnh lại chăng, cho nên kính cẩn ghi chép. Năm Canh Thân (Trát niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8) mùa xuân, Phan Huy Ích vào yết kiến Trát, được Trát cho làm Lễ bộ Thượng thư, tước là Đoan nham hầu.

Kho thuốc súng của Trát ở Thăng Long cháy.

Trát sai tướng Tư đồ và Thiếu phó đến vây thành Hoàng đế.

Năm Tân Dậu (Trát niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 9) tháng 5, đại quân của ta lấy lại Phú xuân. Trát chạy ra ở Thăng long. Lúc ấy Trát đă mất sào huyệt, nhưng vẫn hay khoe khoang để trấn áp ḷng người.

Tháng 6, Trát tế ở đàn Tây hồ, lại cải niên hiệu là Bảo Hưng nguyên niên.

Quan Hộ bộ Tả thị lang Nguyễn Lượng có dâng lên bài Tây Hồ cảnh tụng, dùng quốc âm, lời rất thanh nhă, Trát mừng vui lắm (Lượng là người ở Phú thị, đỗ Hương cống triều Lê xưa).

Mùa đông Trát thi khóa sinh.

Tháng 11, Trát tế ở đàn Xạ đôi phố.

Năm Nhâm Tuất (Trát, Bảo Hưng năm thứ 2) tháng giêng, Trát dẫn Tuyên công, Khang công và các tướng đánh Hoàng sơn quan. Trát để Tư mă Ngoại và Đại đô đốc Phong giữ Thăng long. Ngày mùng năm tháng hai, Tùng Lĩnh tướng quân là Nguyễn Chí (người ở Tây Đảm) và Mai lĩnh hầu (người ở …tú, không rơ tên) cùng đánh Thăng long, mà không thắng. Tùng lĩnh tướng quân chết. Lúc trước hai ông là bầy tôi của nhà Lê. Nhà Lê mất, thầm có chí phục thù, Tùng lĩnh có tài hơn người, nhà giàu có, thường bị người ta khống chế, bị giam một năm ở quan Tư mă của Tây Sơn mới được thả ra.

Mai lĩnh hầu thông hiểu tinh tường toán số và binh lược, việc thường biết trước, được người ta gọi là tiểu Khổng Minh, mở quán ở Thanh Oai, cùng qua lại với Tùng lĩnh tướng quân, âm thầm kết giao với khách hào kiệt được 10 năm. Mai lĩnh hầu thường dùng cỏ thi mà bói để biết Tây Sơn hưng hay vong. Đến khi quốc triều ra mật dụ cho các hào kiệt ở Bắc kỳ phải khởi nghĩa để tiêu diệt Tây Sơn, th́ Tùng lĩnh tướng quân nói với Mai lĩnh hầu rằng phải khởi sự.

Mai lĩnh hầu nói rằng: “Tây Sơn sẽ mất vào năm Nhâm Tuất, trong khoảng mùa hạ mùa thu, khi phương Nam khí vượng lên th́ tôi sẽ đánh lấy trước rồi sẽ quay về chầu Cao hoàng Gia Long cũng chẳng muộn. Nếu chẳng như thế th́ quân đội phương Nam ra đoạt đầu công của ta”. Lúc ấy nhân Trát đi về Nam, bèn sang mật kế với Đô đốc Tú để làm nội ứng, viết thơ hiệu triệu các hào kiệt trong bốn phương, hẹm đêm mồng 2 tháng hai giờ Tư đều dẫn binh đánh giết vào thành Thăng long.

Lúc ấy các đạo đă đến trước nhưng không thấy phát hiệu, đều tản ra đi mất, th́ quân ở Tây Đảm mới đến, Đô đốc Tú nghe hiệu binh, bèn mở cửa thành ngoài. Tú cưỡi ngựa đi trước hai vị Tùng lĩnh, Mai lĩnh theo sau. Tú hô gấp lên rằng: “Giặc đến dưới thành, xin mở cửa ra đánh”. Tướng giữ thành đáp rằng: “Giặc đến th́ chém đầu ngươi, cửa thành ban đêm không được mở”. Tùng lĩnh không thể làm sao được nữa, bèn đem lửa đốt phố xá trong thành rối loạn.
Tướng Tây Sơn muốn bỏ thành mà chạy, lúc ấy sắc trời đă sáng. Trên thành trông xuống chỉ thấy mươi người đi theo Tùng lĩnh, bèn phát binh ra đánh. Tùng công đă thoát thân đi trong đường phố. Có một viên giữ ngục nhận biết, cho nên Tùng lĩnh bị hại. C̣n Mai lĩnh th́ từ đấy ẩn dật dấu tông tích ở chốn cḥi tranh, quên chí hồ thỉ tang bồng. Trong niên hiệu Gia Long, Mai lĩnh chết ở gia đ́nh. C̣n Tùng lĩnh về sau được quốc triều khen tặng. Có thơ khen rằng:

Âm :
Tối ái Mai Tùng
Lẫm liệt hàn đông
Nhất thời cộng sự
Thiên cổ văn phong
Công nan bất tựu
Nhân xưng kỳ trung
Mạc tương thành bại
Lệ luận anh hùng

Dịch:
Thương cây mai cây tùng
Chịu đựng mùa đông lạnh
Chỉ cộng sự một lần
Ngàn xưa lưu danh tánh
Tuy công khó chưa xong
Người người khen trung tín
Chớ thành bại xét công
Đem anh hùng luận sách.

Tháng tư năm ấy, quân của Trát lén vào đồn Động hải mà không thắng trận, thua to chạy trốn, quân ta thừa thắng đuổi dài. Quan Tư mă và quan Thiếu phó từ đường Quy nhơn chạy về đến Nghệ an đều bị bắt.

Tháng 6, xa giá của Cao hoàng Gia Long đến Thăng long. Khang công tự treo cổ, Trát và Tuyên công chạy về phương Bắc đến sông Xương giang đều bị quân ta bắt được (tháng ấy sương bay đầy trời), nhà Tây Sơn mất.

PHỤ CHÚ:

(1) Điểm này sai. Kinh đô Phú xuân đă bị Hoàng Ngũ Phúc chiếm từ năm Giáp Ngọ, Lê Cảnh Hưng thứ 35 (1774). Năm Đinh Dậu, Cảnh Hưng thứ 38 (1777), Nguyễn Văn Nhạc xin Hoàng Ngũ Phúc được trấn Quảng nam, Nguyễn Văn Huệ đánh Gia định, giết Tân Chính vương và chúa Duệ Tông, chớ Tây Sơn chưa đánh kinh đô Phú xuân.

(2) Điểm này sai. Vua Hiếu Định, tức Duệ Tông đi đường biển vào Gia định năm Ất Vị (1775) chứ không phải năm Đinh Dậu.

(3) Điểm này sai. Hoàng đế triều Nguyễn không có lần nào ở chung với Nhạc, và không có lần nào bị Nhạc xúc phạm.

(4) Điểm này sai. Măi đến năm Giáp Th́n (1784) Nguyễn vương Ánh mới đi Xiêm, chứ không phải đi năm Đinh Dậu (1777).

(5) Nói là Huệ có chí thôn tính Thuận hóa th́ đúng hơn, chứ Nhạc không dám đánh Thuận hóa.
Trịnh Khải chứ không phải Trịnh Tùng, Tùng đă chết năm Quí Hợi (1623).

(6) Phái bộ Trần Công Xán, do Nguyễn Hữu Chỉnh đề nghị phái vào Phú xuân để xin Nguyễn Huệ trả lại đất Nghệ an cho nhà Lê, v́ thế Nguyễn Huệ mới giận.

(7) Theo sử liệu hiện có, chúng ta chỉ biết “Ở mỗi huyện, vua Quang Trung đặt một Văn phân trị, một Vơ phân suất, một Tả quản lư, một Hữu quản lư. Công việc của quan văn là trưng đốc binh lương, xét xử từ tụng; công việc của quan vơ là cai quản và thao diễn quân lính”, c̣n Tả, Hữu quản lư th́ ta không biết làm việc ǵ. Nếu đoạn này đúng với sự thật “Dùng người giàu có và thế lực ở địa phương làm huyện trưởng, khiến đốc suất lương thực cho quân đội…, cơ binh trong hạt được đóng đồn trong hạt…, mỗi tổng có sai một vệ binh đi tuần thám ban đêm”, th́ ấy cũng là sáng kiến hay của vua Quang Trung để trị an trong thời loạn lạc.

Đặc san TÂY SƠN – Xuân Bính Tư 1996

Bình luận về bài viết này

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed