Thêm một bản Ngọc phả mới phát hiện: Hùng Vương kim Ngọc phả

Tháng Mười 31, 2015 at 10:03 sáng 1 Bình luận

HÙNG VƯƠNG KIM NGỌC PHẢ

(Được đăng trên trang mạng LUUTOC.VN ngày 10.10.2013)

*
images(LUUTOC.VN) – Trong dịp khảo sát họ Lưu vùng Cố đô Phong Châu – Việt Trì, Phú Thọ, Đoàn nghiên cứu Họ Lưu Việt Nam đã thu nhận được bản “Hùng Vương Kim Ngọc bảo giám thực lục” do Cụ Lê Đức Đỗng, nguyên Chủ tịch UBKCHC xã Lâu Thượng (huyện Hạc Trì, nay là TP Việt Trì) tỉnh Phú Thọ sưu tầm và dịch xong ngày 13/7/1974)[1].  BBT LUUTOC.VN trân trọng giới thiệu tới quý đồng tộc Họ Lưu, vì bản này nhiều năm đã được giới thiệu tại BQL Di tích Đền Hùng và còn có nhiều dữ liệu, cần được xem xét kỹ hơn, như Phật giáo xuất hiện tại Việt Nam từ thời Hùng Vương thứ 7, Thục Phán có mưu đồ chiếm nước Văn Lang từ thời Hùng Vương thứ 17, thành Cổ Loa được xây và nỏ thần Cao Lỗ được chế tạo từ thời Hùng Vương thứ 18…

LỜI NÓI ĐẦU

Đây là cuốn Hùng Vương Ngọc phả của thôn Cá Đô, xã An Đạo, huyện Phù Ninh do vị Lý trưởng xã ấy tên là Hoàng Văn Nhị phụng lĩnh chính bản ở Huyện về thừa sao. Vị Tú tài lĩnh bang biện huyện là Nguyễn Đình Phụng khảo, vị Sỹ nhân là ông Hoàng Văn Chứ phụng tả vào ngày Tốt, tháng Mạnh Thu, năm Ất Dậu, niên hiệu Hàm Nghi năm đầu, triều đại nhà Nguyễn (1885).

Tác giả của bản Ngọc phả này là quan Hàn lâm Học sỹ Sung Quốc Tử Giám Nguyễn Đình Chấn, Ban giám khảo bản Ngọc phả này là ông Lễ bộ Tả Thị lang – thần Phạm Quỹ, Hình bộ Tả thị lang- thần Nguyễn Hanh, Binh bộ Tả thị lang – thần Trương Quốc Hoa, Binh bộ Hữu thị lang- thần Phạm Quĩ, Hình bộ Tả thị lang – thần Vũ Hồn, Quang lộc tự khanh Biện lý Lễ bộ sự vụ Lê Thiện, Hồng Lô tự kiêm Biện lý hộ, Bộ sự vụ – thần Mai Đức Thường, Lễ bộ lang Trung biên, Lý bộ vụ – thần Nguyễn Đức Tân. Quyển Ngọc phả này gồm 12 chương.
Chương I: Nói về căn nguyên họ Hồng Bàng.
Chương II: Nói về sử ký nước Việt Nam (trong chương này kể về 18 đời Vua Hùng, mỗi đời húy hiệu nhà vua và thị phi, hoàng tử, công chúa, thời gian vua trị vì, mồ mả v.v.
Đặc biệt, trong chương này đã nói đến lễ giáo, chính trị, văn hóa, thuế khóa, binh lính thời đó như thế nào. Trong đời vua nào có giặc ngoại xâm cũng được ghi rõ.
Chương III: Nói về 3 ngôi đền thờ trên núi Hùng Vương
Đền Thượng thờ những vị nào
Đền Trung thờ những vị nào
Đền Hạ thờ những vị nào
(Các chương 1, 2, 3 ghi năm Thiên Phúc nguyên niên, tháng Giêng ngày 25 thuộc thời đại Lê Đại Hành ghi chép lưu lại).

Chương IV: Nói về tôn lăng các vua nhà Hùng táng ở nơi nào và những đâu phụng sự, kể sự cầu đảo thiên địa thần kỳ theo truyền thuyết duy thần hư hay thực, phần nào đã có khoa học nghiên cứu. Cứ theo Ngọc phả mà dịch cho có liên tục.
Chương V: Nói về các vua nhà Hùng du lịch ở các nơi trong nước mà quan sát hình thế phong thủy.
Chương VI: Nói về một bọc 100 trứng sinh ra 100 con trai sinh trưởng thế nào, đặt tên 100 con trai, phân chia chấn tự những đâu.
Chương VII: Nói về sự tích Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân khi thành công rồi đi đâu.
Chương VIII: Nói về đời vua nào có ai cho vuốt rồng và ngọc thiên bảo để làm ấn kiếm.
Chương IX: Nói về Sơn Tinh và Thủy Tinh thi tài diễn võ dương oai để lấy Mị Nương công chúa con gái vua Hùng Vương đời thứ 18.
Chương X: Nói về Kim Quy tuốt móng chế làm lẫy nỏ.
Chương XI: Nói về đời cuối nhà Hùng nhường nước cho Thục Phán.
Chương XII: Nói về nguyên thủy từ Trung quốc truyền sang Việt Nam liên tục thế nào. Sáng lập pháp chế ảnh hưởng đối với nhân dân, quan hệ thế nào.
Đây là bản dịch từ bản chữ Hán, chắc chắn bản dịch này cũng còn nhiều thiếu sót, song đây há chẳng phải là một sự đóng góp tích cực vào việc tìm hiểu Tổ tiên ta đó sao.

*

NAM VIỆT HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ
(Sưu tầm Ngọc phả truyền lâu đời dòng dõi, cháu chắt ức muôn năm, hương hỏa thường kính trùng tôn, từ điển theo dõi chép họ Hồng Bàng. Dịch 13 tháng 7 năm 1974 – Lê Đức Đỗng).

Chương 1:
Nói về căn nguyên họ Hồng Bàng
Nguyên trước kia họ Hồng Bàng lăng phần Tổ mộ táng ở núi Côn Lôn[3] nơi Thiên Thọ Bắc thành nước đại quốc Trung Hoa, lấy ngũ hồ, đại hải Nam Sơn làm Minh Đường triều hội. Xưa Viêm Đế là Cháu Huyền Tôn đời thứ 3 của Vua Viêm Đế họ Thần Nông, từ đời Hy Hoàng về sau truyền ngôi chính thống Nam bang, lưu để lại mãi cho con cháu về sau. Vua Đế Minh chính thống muôn bang, chư hầu thiên hạ, ở ngôi vua 130 năm, sống lâu 173 tuổi mệnh Giáp Tý; Sinh ngày 15 tháng 11, mất ngày 01 tháng Giêng năm Giáp Ngọ. Sinh con trưởng là Đế Nghi năm Nhâm Tý, sinh con thứ là Lộc Tục, phong là Kinh Dương Vương sang trị quận Giao Chỉ phương Nam.
Chương 2:
Nói về sử ký nước Việt Nam
Đời thượng cổ gọi là Giao Chỉ, đổi là Động Xích Quỉ, sau gọi là nước Xích Quỉ, đến nay gọi là nước Đại Việt. Kinh Dương Vương phó nhậm tự từ ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Tuất, bắt đầu khâm túc đi tuần du núi Ngũ Lĩnh[4], gọi là động Bạch Hổ, Tỉnh Vân Nam ngày nay.
1- Càn chi: Vua Kinh Dương Vương[5], húy Lộc Tục làm vua được 250 năm, thọ 271 tuổi mệnh Nhâm Tý; Sinh ngày 04 tháng Giêng, sau hóa sinh về hồ Bể Động Đình[6]. Sánh cùng Đế Quân Vụ Tiên nữ, sinh con trưởng là Sùng Lãm phong là Lạc Long Quân (tức Hiền Vương) tuổi Bính Thìn; rồi sau chính trị phương Nam.
Kính Dương Vương có 6 cung phi, sinh được 24 hoàng tử, 12 công chúa, dòng dõi nòi giống 36 chi, sinh cháu chắt 592 người. Khi trị nước được các chư hầu đều phục, bách nam tứ di đều phải đến chầu. Tám cõi trong phương quận cùng hưởng phúc thái bình, toàn quốc không ai phải góp hướm, toàn dân không ai là người lừa dối.
Thúy hiệu: Hùng Dương Vương Cao Hoàng Thái Tổ Đức Tông Hoàng Đế.

Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Thánh Tổ Đức Tông Thánh Vương.

2 – Khảm chi: Hùng Hiền Vương, húy là Sùng Lãm làm vua được 269 năm, thọ 506 tuổi, mệnh Bính Thìn; sinh ngày Mồng 5, tháng 5; mất ngày Mồng 9, tháng Giêng, hóa sinh về bể làm Thủy tiên Động Đình Long Quân Đế Vương. Vua Hiền Vương lấy bà Âu Cơ, nước Âu Lạc tức là con gái thứ của vua Đế Lai ở núi Nghĩa Lĩnh sinh ra một bọc 100 trứng nở ra 100 người con trai. Ông là Thủy tổ Bách Việt nước Văn Lang[7] ban đầu mở ra gây dựng hồng đồ, có 9 cung phi sinh được 118 hoàng tử, 19 công chúa, dòng dõi con cháu 137 chi, sinh ra cháu chắt 3.599 người. Việc trị nước đều có thiên khí thần phương thiên hạ, xưa nay chưa bao giờ có; nảy sinh 100 hoàng vương, xuất trị một nước, 100 khu đều gọi là 100 họ (Bách họ).
Thụy hiệu: Hùng Hiền Vương, Cao Hoàng Thái Tổ, Quốc Tông Quang Hưng Hoàng Đế.
Mỹ tự trung phong: Hùng Vương Đại Bảo Tiên Hoàng Đế, Khai Quốc Hồng đồ Nam Triều, Thượng Thánh, Tiền Đại Đế Vương Thánh.
3- Cấn chi: Hùng Quốc Vương, húy Lân Lang, làm vua được 217 năm, thọ 767 tuổi, mệnh Canh Ngọ. Giờ Ngọ ngày 5 tháng 5, sinh trăm vương đến sau cũng cùng năm Canh Ngọ, đúng vào giờ Thìn ngày 12 tháng 3 thì trăm vương đều hóa, các tôn vương cùng hội tại điện, 50 vương theo cha, 50 vương theo mẹ. Tý Ngọ cùng hiệp, Hùng Quốc Vương là đầu trăm vương, trong đó truyền 18 vương trị nước, có 12 cung phi, sinh 33 hoàng tử, 18 công chúa, sinh con trưởng là Nghĩa Vương nhường ngôi trị nước, 51 chi, sinh 900 cháu chắt. Ban ngày lên trời hóa sinh bất diệt vào giữa giờ Ngọ, Mồng 5 tháng 5, lên ngồi đỉnh núi, theo mây 5 sắc lên không, hóa thành thần, muôn đời phụng sự.
Thúy hiệu: Hùng Quốc Vương Thượng Thánh Tông Nguyên Triều Hoàng Đế.
Mỹ tự truy phong: Thánh Tổ Hùng Vương Nam Thiên Thượng Thánh Tiền Hoàng Đế, Khai Quốc Hồng đồ, Đột Ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng Thị Nhất Thập Bát Đế Thánh Vương.
4- Chấn chi: Hùng Nghĩa Vương, húy Bảo Lang, làm vua 300 năm, thọ 546 tuổi, mệnh Tân Mùi; sinh vào giờ Mão, ngày Mồng 6 tháng Giêng; mất vào giờ Ngọ, ngày Mồng 5 tháng 5; hóa sinh bất diệt, thành Kim Tiên Thượng Giác ở trên Ngọc Khuyết cai quản 3.000 Tiên chúa, sinh con trưởng là Hy Vương nhường ngôi truyền 8 đời vương trị vì. Vương có 24 cung phi, sinh 49 hoàng tử, 20 công chúa, cháu chắt dòng dõi 69 chi, cộng 1.591 người, cháu chắt đều trị vì thiên hạ trăm họ thần dân, không ai phải nộp thuế khóa, không phải động đến việc binh qua, trọng nhất là việc làm ruộng, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải là việc gốc làm ăn giàu có, bốn bể thiên hạ thịnh mạnh, mỗi xuất nhân đinh 36 đồng tiền tại cửa điện nhà vua.
Thúy hiệu: Hùng Nghĩa Vương Thần Tông Ân Trạch Hoàng Đế.
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Viễn Sơn Thánh Vương Ân Trạch Phổ Huệ Thánh Vương.
5- Tốn chi: Hùng Hy Vương, húy Viên Lang, làm vua 200 năm, thọ 599 tuổi, mệnh Đinh Mão; sinh ngày 15 tháng 2, mất ngày 20 tháng 5; sinh con trưởng là Hoa Vương, nhường ngôi truyền 5 đời vua trị vì.
Khi Vua trị vì có 36 cung phi, sinh 52 hoàng tử, 9 công chúa, cháu chắt dòng dõi 61 chi, sinh được 1.600 người. Lúc Vua trị nước được thái bình, dân không lừa dối, thiên hạ yên mạnh, mỗi người lính hộ theo phép cứ phải nộp 36 đồng tiền.
Thụy hiệu: Hùng Vương Cao Tông Trị Thăng Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Ất Sơn Thánh Vương Trị Thăng Công Bình Hoàng Đế.
6- Ly chi: Hùng Hoa Vương, húy Pháp Hải Lang, làm vua 81 năm, thọ 580 tuổi, mệnh Mậu Tý; sinh ngày 18 tháng 5; mất ngày 7 tháng Giêng, lên trầu giời; Sinh con trưởng là Huy Vương.
Đức Hoa Vương có 48 cung phi, sinh 33 hoàng tử, 19 công chúa, con cháu dòng dõi 52 chi, được 699 người, làm vua trị vì thiên hạ, noi theo phép cũ mỗi người góp 36 đồng tiền nộp cho nhà vua sửa lễ cầu trời, Huy Vương nghe nịnh thần, nên trời sinh ra giặc Ân phương Bắc sang xâm lăng.
Thụy hiệu: Hùng Hoa Vương Bảo Tinh Minh Vương Hoàng Đế.
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Bạch Việt Thần Linh, Năm Thiên Đại Bảo Nhân Viên Minh Vương Thánh Vương.
7- Khôn chi: Hùng Huy Vương, húy Long Tiên Lang, làm vua 200 năm, thọ 692 tuổi, mệnh Tân Dậu; sinh ngày 10 tháng 10; mất ngày 15 tháng 7, hóa sinh ở Trung điện, thành Tiên bất diệt; lấy nàng Ngọc Tiên ở núi Tam Đảo làm Hoàng phi Chính khôn. Sinh con trưởng là Minh Vương, nhường ngôi truyền 5 đời vua trị vì.
Huy Vương lại truyền thêm cho 7 đời vua trị vì; có 60 cung phi, sinh 23 hoàng tử, 36 công chúa, con cháu dòng dõi 59 chi, sinh được cháu chắt 750 người, lúc vua trị thiên hạ được thái bình, chư hầu đều phải phục, nhân dân không có trộm giặc, thuế khóa không thu, dân đinh mỗi xuất chỉ phải góp 18 đồng tiền nộp kho.
Thụy hiệu: Hùng Huy Vương Thái tông Nhân Minh Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Hiển Đức Nhân Minh Quang Thân Thổ Hóa Thánh Vương.
8- Đoái chi: Hùng Minh Vương, húy Thừa Vân Lang, làm vua 100 năm, thọ 642 tuổi, mệnh Nhâm Thìn; sinh ngày 15 tháng 7; mất ngày 11 tháng 10, lên trầu trời; sinh con trưởng là Chiêu Vương, nhường ngôi truyền 5 đời vua trị vì.
Minh Vương có 29 cung phi, 31 hoàng tử, 16 công chúa, con cháu dòng dõi 47 chi, sinh được cháu chắt 579 người, trị thiên hạ được thái bình, dân đinh mỗi xuất chỉ phải nộp 24 đồng tiền vào kho.

Thụy hiệu: Hùng Vĩ Vương Hiển Tông Duệ Chí Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Thánh Văn Thần Võ Duệ Chí Đức Thánh Vương.
9- Giáp chi: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Liêu Lang (còn gọi là Lang Liêu[8]), làm vua 80 năm, thọ 602 tuổi, mệnh Quý Tỵ; sinh ngày 22 tháng 8; mất ngày mồng 10 tháng 4, lên trầu trời; sinh con trưởng Uy Vương nhường ngôi.
Chiêu Vương có 46 cung phi, sinh 33 hoàng tử, 9 công chúa, con cháu dòng dõi 42 chi, sinh được cháu chắt 559 người, trị vì thiên hạ được thái bình, dân đinh theo phép cũ của tiên vương chỉ phải góp 36 đồng tiền vào kho.
Thụy hiệu: Hùng Chiêu Vương Minh Tông Thần Công Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Dương Long Nghĩa Lĩnh Thần Công Dũng Lược Thánh Vương.
10- Ất chi: Hùng Uy Vương, húy Hoàng Hải Lang, làm vua 90 năm, thọ 512 tuổi, mệnh Giáp Ngọ; sinh ngày 15 tháng 11; mất ngày 6 tháng 8, lên trầu trời; Sinh con trường là Trinh Vương, nhường ngôi truyền 3 đời vua trị vì.
Uy Vương có 40 cung phi, sinh 29 hoàng tử, 30 công chúa, con cháu dòng dõi 59 chi, sinh được cháu chắt 434 người, trị vì bốn bể trong thiên hạ được an sinh, dân đinh theo lệ tiên triều, mỗi xuất phải góp 36 đồng tiền vào kho.
Thụy hiệu: Hùng Uy Vương Hùng Tông Xuân Vương Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Hùng Đức Chiêu Nhân Quang Hiếu Xuân Vương Thánh Vương
11- Bính chi: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, làm vua 107 năm, thọ 514 tuổi, mệnh Canh Tuất; sinh ngày 23 tháng 8; mất ngày mồng 2 tháng Giêng, lên trầu giời; sinh con trưởng là Vũ Vương, truyền 4 đời vua trị vì.
Trinh Vương có 36 cung phi, sinh 46 hoàng tử, 18 công chúa, con cháu dòng dõi 64 chi, sinh được cháu chắt 409 người, trị nước bình an, trăm họ thần dân không ai phải góp thuế, không phải binh giáp, cứ mỗi xuất đinh chỉ phải nộp 9 đồng tiền vào kho.
Thụy hiệu: Hùng Trinh Vương Đức Tông Minh Bảo Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Hiểu Liệt Thanh Trí Thai Dong Minh Bảo Thánh Vương.
12- Đinh chi: Hùng Vũ Vương, húy Hiền Đức Lang, làm vua 96 năm, thọ 496 tuổi, mệnh Bính Thân; sinh ngày 14 tháng 4; mất ngày 15 tháng 4, lên chầu giời; sinh con trưởng là Việt Vương, truyền 3 đời vua trị vì.
Vũ Vương có 25 cung phi, sinh 50 hoàng tử, 6 công chúa, con cháu dòng dõi 56 chi, sinh được cháu chắt 305 người, trị trong nước được thanh bình, trăm họ man di đều cung phục, mỗi xuất đinh chỉ phải góp 6 đồng tiền vào kho.
Thụy hiệu: Hùng Vũ Vương Thánh Tông Thượng Giác Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Hoàng Thượng Đại Giác thần Trí Thánh
13- Mậu chi: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, làm vua 105 năm, thọ 502 tuổi, mệnh Kỷ Hợi; sinh ngày 10 tháng 10; mất ngày 15 tháng 11 lên trầu giời; sinh con trưởng là Định Vương truyền 5 đời vua trị vì.
Việt Vương có 31 cung phi, sinh 27 hoàng tử, 30 công chúa, con cháu dòng dõi 57 chi, sinh cháu chắt được 541 người, trị vì nước được thái hòa, dân không lừa dối, dân đinh mỗi xuất phải góp một tiền vào kho.
Thụy hiệu: Hùng Việt Vương Huy Tông Quang Phúc Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Thiên Tâm Quang Phúc, Ngọc Tướng Linh Ứng Thánh Vương.
14- Kỷ chi: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, làm vua 99 năm, thọ 386 tuổi, mệnh Bính Dần; sinh ngày 17 tháng 5; mất ngày 25 tháng 10, lên trầu giời; Sinh con trưởng là Triều Vương, truyền 3 đời vua trị vì.
Định Vương 18 cung phi, sinh 18 hoàng tử, 22 công chúa, con cháu dòng dõi 40 chi, sinh được cháu chắt 309 người, trị vì nước được thái bình, bốn bể minh tỉnh, dân đinh đóng thuế mỗi người nộp một tiền vào kho.
Thụy hiệu: Hùng Định Vương Quốc Bảo Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Quốc Bảo Tuyên Đức Thần Công Thượng Trí Thánh Vương.
15- Canh chi: Hùng Triều Vương, húy Kinh Triều Lang, làm vua 94 năm, thọ 286 tuổi, mệnh Quý Sửu; sinh ngày 4 tháng Giêng; mất ngày mồng 9 tháng 9, lên trầu giời. Sinh con trưởng là Tạo Vương, nhường ngôi truyền 3 đời vua trị vì.
Triều Vương có 60 cung phi, sinh 40 hoàng tử, 16 công chúa, con cháu dòng dõi 56 chi, sinh cháu chắt được 399 người, trị việc nước trong thiên hạ được thái bình, dân đinh đóng mỗi xuất 18 đồng tiền nộp kho.
Thụy hiệu: Hùng Triều Vương Nhân Tông Quang Đức Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Nhân Chiêu Quang Đức Thần Trí Đại Nguyên Thánh Vương.
16- Tân chi: Hùng Tạo Vương, húy Đức Quân Lang, làm vua 92 năm, thọ 273 tuổi, mệnh Kỷ Tị; sinh ngày 25 tháng 12; mất ngày mồng 9 tháng 9, lên trầu giời; Sinh con trưởng là Nghị Vương, truyền 3 đời vua trị vì.
Tạo Vương có 26 cung phi, sinh 30 hoàng tử, 7 công chúa, con cháu dòng dõi 37 chi, sinh cháu chắt được 390 người, trị nước được thái bình, trăm họ thần dân giàu đủ, cứ đinh mỗi xuất góp một trăm đồng tiền đem nộp kho.
Thụy hiệu: Hùng Tạo Vương Kính Tông Thiên Bảo Tiên triều Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Thánh Tổ Nam Thiên Đại Bảo Tiên Triều Thánh Vương.
17- Nhâm chi: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, làm vua 160 năm, thọ 217 tuổi, mệnh Ất Dậu; sinh ngày 15 tháng 8; mất ngày 11 tháng 8, lên trầu giời; Sinh con trưởng là Duệ Dương, truyền 4 đời vua trị vì.
Nghị Vương có 39 cung phi, sinh 22 hoàng tử, 15 công chúa, con cháu dòng dõi 37 chi, sinh cháu chắt được 291 người, trị nước thịnh bền, dân đinh đóng mỗi xuất 3 tiền đem nộp kho, ruộng mỗi mẫu đóng thuế 10 đồng tiền, cứ 50 đinh thì lấy một xuất đi lính.
Thụy hiệu: Hùng Nghị Vương Thụy Tông Nam Triều Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Hoàng Bảo Thánh Tổ Nhân Hoằng Huệ Đức Thánh Vương.
18- Quế chi: Hùng Duệ Vương, húy Huệ Đức Lang, làm vua 115 năm, thọ 227 tuổi, mệnh Canh Thìn; sinh ngày mồng 3 tháng 3; mất ngày mồng 5 tháng 5, hóa sinh cùng với rể hiền là Đức Thánh Tản Viên Sơn cùng ban ngày lên Thượng điện Trời thành Tiên, sinh bất diệt, tung tích muôn đời làm Thánh Vương, Thiên Vương rất thiêng, đứng đầu Thượng đẳng bách thần, truyền 5 người con trị vì. Trước truyền ngôi cho con trưởng là Kính Vương, nhường ngôi được 6 năm trị vì, Kính Vương mất, sau truyền ngôi cho con thứ là Cảnh Lang Nhiếp Thống, trị nước được 10 năm thì Cảnh Lang mất, sau lại truyền cho cháu hiền ở ngôi vua được 3 năm lại mất. Duệ Vương lại truyền cho rể hiền là đức Tản Viên lên cầm chính, gá ngôi vua, thay mệnh vua cha, cầm quyền chế tác, bình trị thiên hạ trong khoảng 10 năm. Cha con cùng lòng, muốn thành Thượng Tiên, hiểu biết đại pháp thần thông, hưởng Thiên Tiên muôn đời bất diệt, bèn nhường ngôi cho Thục Dương Vương là hàng tôn điệt Hùng Vương. Trước kia là tông phái của Hoàng đế, mà là cháu thứ 19 của bộ chủ phụ đạo vậy.
Duệ Vương có 100 cung phi, say đắm về tửu sắc, sinh 20 hoàng tử, 6 công chúa, dõi dòng hoàng tôn 26 chi, sinh chắt được 194 người, còn đến như trị việc đời đã hết vận cuối nhà Hùng, nên 20 người con giai và 4 người con gái đều chết, không có ai là người có con để nối ngôi trị vì. Chỉ còn có 2 người con gái: một người tên là Mỵ Châu Tiên Dung công chúa, gả cho ông Chử công Đồng Tử thành Tiên bất diệt, một người tên là Mỵ Nương Ngọc Hoa công chúa, gả cho Đức Tản Viên Sơn Tinh, sau truyền ngôi cho hiền quân tế, trị nước được 10 năm, rồi ngường ngôi cho Thục An Dương Vương thế vị. Duệ Vương cùng với Đức Tản Viên Sơn Tinh, cha con cùng ngày thành Tiên, hóa sinh bất diệt, muôn đời xưa nay không bao giờ Thiên hạ có được bậc Đại Thánh minh quân như lúc này vậy.
Thụy hiệu: Hùng Duệ Vương Thiên Tông Minh Vương Hoàng Đế
Mỹ tự truy phong: Hùng Vương Thần Linh Hải Đức Minh Vương, Tam Triều Thánh Vương.
Trở lên gồm 18 đời nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín trao truyền đại bảo trong khoảng 180 đợt, nhường nhận ngôi đế vương, một mối non sông, xa thư trị nước, xây dựng 120 thành điện.
Phàm Thánh Vương 18 đời lâu năm kỷ trị, di truyền cho các Thánh Tử Thần Tôn, làm đế vương trong các triều đại hưởng nước, cộng 2.650 năm, thọ 8.618 tuổi, sinh ra 986 chi hoàng tôn công chúa, sinh được cháu chắt dòng dõi cộng 14.370 người, trị vì ở nước Nam, từ đầu non góc bể, muôn đời trường tồn, vững bền bất tuyệt, lâu bền chẳng dứt.
Chương 3:
Cung điện đền Thượng
Vị giữa: Đột Ngột Cao Sơn Hiển Linh Thống Thủy Điện An Hoằng Tế Phổ Hóa Minh Túc Hậu Ứng Quảng Huệ Oai Cảm Diễn Đức Thịnh Công Thánh Vương[9]
Vị Tả: Viễn Sơn Thánh Vương[10].
Vị Hữu: Ất Sơn Thánh Vương[11].

Cung điện đền Trung:
Vị giữa: Đột Ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng Thị Thập Bát Thế Thánh Vương.
Vị Tả và vị Hữu cũng như cung điện đền Thượng.

Cung điện đền Hạ:
Vị giữa và vị Tả, vị Hữu tự hiệu cũng như cung điện đền Trung.
Niên hiệu Thiên Phúc năm đầu, tháng Giêng, ngày 25, thuộc về đời vua Lê Đại Hành ghi chép (năm 980).
Lâu Thượng, ngày 4 tháng 7 năm 1974, dịch theo như nguyên văn chữ Hán trong quyển Hùng Vương Bảo giám Thực lục. Dịch giả Lê Đức Đỗng.
*
Chương 4:
Bài diễn tả về các đời vua nhà Hùng
Nguyên có muôn phái vực sâu, thành sông dài bể rộng, nhờ có nhân ân đấng Tiên vương muôn đời xây đắp, lưu để Tôn xã ức muôn năm bình trị, nước thịnh lắm thay!
May cho Ta vâng mệnh trời, thấm đức lớn, ngóng nhờ Tổ tông chứa đức bằng nhân, cùng với trời đất non sông đến như thế đó!
Nghĩ đến nhà Hùng gây non nước Nam Việt ta, dựng nghiệp lớn đế vương, trời cho người về, các nơi đều phục, đặt ra thứ trị trăm quan trong triều, định muôn dân, xưng quốc hiệu, đặt trăm vua, hàng trăm họ, dựng nước đắp thành, chia quan cai trị, mạnh mẽ mười hộ, đều giữ một phương, định phân chức vị, đặt ra phủ huyện xã, châu, trang, động trại sách, làm cho nước có căn bản, thiên hạ mới nên. Dân chính nhất là: cày ruộng, đào giếng, chăn tằm, dệt vải làm cho dân giàu, binh mạnh, khiến cho muôn dân biết cái gốc lớn là bảo đảm sự sinh sống. Cho nên Quốc triều đặt ra thành sách gọi là Nam Thiên đại bảo lục, lưu để cho con cháu dòng dõi về sau. Đến như việc trị nước, truyền cho người hiền thay thế, kẻ bất tiến thì không truyền. Sự tích này không thể hứa hẹn cho ai biết được. Nếu cho là thường, tiết lộ thiên thư, thì nước lớn phải trái do ở con người đó thôi.
Trước kia, Đức Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ Nam Thiên đại bảo tiền Hoàng đế, Thủy Tổ khai quốc ra nước Việt Nam ta rộng lớn, do tự đời nhà Hùng, 18 đời vua gây dựng. Đấng Thánh Vương ngự trị, khai sáng nên nước Việt hùng đồ, một dòng nước biếc, mở nên vận Thánh Đế Minh Vương, muôn dặm núi xanh, sáng lập nên Thành đô bảo điện. Nhân vật mở mang, tám mươi lăm hộ, cõi bờ thế mạnh, sáng soi của bản cõi Viêm hồng; Vua tôi trị nước hơn hai nghìn năm, bàn đá vững bền, hiển ứng thiêng liêng nơi Nghĩa Lĩnh. Truyền Đế Vương trăm đời đất Việt; ngự ức năm điện Thánh núi Hùng. Đất Tổ phương Nam, bản đồ đất nước; bền vững muôn năm, dài lâu thiên cổ. Miếu điện thần cung Thượng, Trung, Hạ mọi cổ tích lưu truyền.
Các nơi trong nước phụng sự như sau:
Xã dân ở phủ Lâm Thao và 5 huyện phụng sự: Chính điện Hoàng Đế ở Phong Châu gọi là Kim Điện, Bảo Điện và 9 ngôi Tôn lăng chôn ở đầu núi Ngũ Lĩnh.
Phủ Tam Đái, huyện Phù Khang, huyện Lập Thạch phụng sự cung điện Bắc Thần cùng với Tôn lăng ở núi Nham Sơn, núi Lỗ Sơn, núi Bách Thôi và mọi nơi đầu núi.
Phủ Đoan Hùng, huyện Sơn Dương, huyện Tam Dương, huyện Tây Lan 3 huyện phụng sự Tôn lăng Hoàng Đế ở núi Tam Đảo, núi Bạch Long đầu, 2 huyệt Tôn Lăng ở Phù Nghĩa, Tây Thiên và Tôn lăng ở đỉnh núi Lịch Sơn, huyện Sơn Dương và Tôn Lăng ở dưới chùa trong núi, với một ngôi Tôn lăng ở bên Chằm.
Phủ Quảng Oai, huyện Bất Bạt, huyện Minh Nghĩa, 2 huyện phụng sự Tôn lăng ở trong núi Tản Viên và 3 huyệt Tư Hữu, với 6 huyệt Tôn lăng ở nơi ngoại núi Tản Viên.
Xứ Sơn Nam, huyện Nam Chân, xã Quận Anh phụng sự điện Tôn lăng và 3 huyệt ở Cửa Bể.
Xứ Kinh Bắc, huyện Tiên Du, huyện Tản Hoa, huyện Đông Ngàn 3 huyện phụng sự 9 huyệt Tôn lăng táng ở núi Sóc Sơn, núi Dương Sơn, núi Giác Sơn, núi Vạn Sơn, núi Tích Sơn, núi Bi Sơn và mọi nơi đầu núi.
Xứ Hải Dương, huyện Đông Hồ, huyện Hoa Phong 2 huyện phụng sự 3 huyệt Tôn lăng ở núi Yên Tử, núi Côn Sơn, sông Lục Đầu, núi Lập Chân, núi Châu Triều và 9 ngọn núi huyện Hoa Phong ninh táng.
Xứ Ái Châu, phủ Thiện Thiên, huyện Thụy Nguyên, huyện Tống Sơn 2 huyện phụng sự 3 huyệt điện Tôn lăng ở núi Lam Kim Sơn, núi Lạng Sơn, núi Tống Sơn.
Xứ Hoan Châu, phủ Đức Quang, phủ Hà Hoa 2 phủ và huyện Thiên Duyên, huyện Thạch Hà 2 huyện phụng sự đền, chùa 60 Tôn lăng ở Đô Thành cũ táng ở đầu núi Hồng Lĩnh, mọi nơi đều làm chùa, đặt tên 60 huyện ở núi Ngạn Hống, núi Thíu Lĩnh.
Châu Bố Chính, châu Hoành Sơn các trang động, sách phụng sự 9 huyệt Tôn lăng táng ở núi Long Đỗ, núi Tượng Sơn và ven bể thần đầu.
Mọi phủ huyện châu ở Quảng Nam, Phú Xuân, Qui Nhơn, Tây Sơn phụng sự 3 huyệt Tôn lăng ninh táng ở núi Ngọc Lĩnh, Tây Sơn, núi Bàn Sơn, núi Đà Sơn, đầu núi Thiên Thai ở trong có chùa Bảo Long.
Các trang, động sách thuộc 10 châu xứ Hưng Hóa phụng sự Tôn lăng 4 huyệt ở đầu núi An Lãng và 3 huyệt ở núi Phù Hoa.
Mọi trang, động, sách thuộc châu Chu Vật, châu Tụ Long, xứ Tuyên Quang phụng sự 3 huyện Tôn lăng ninh táng ở Bắc Tạ Điện ở núi Bảo Lạc, núi Côn Lôn.
Mọi trang, động sách thuộc châu Tam Thanh Sơn, phủ Cao Bằng phụng sự Điện Tôn lăng ở 2 huyệt núi Tam Thanh.
Xứ Thái Nguyên, phủ Thái Bình phụng sự Điện Tôn lăng ở 2 huyệt đầu núi Độc Tôn, núi Vạn Phẩm.
Mọi châu, trang, động, sách xứ Lạng Sơn phụng sự Điện Tôn lăng ở 2 huyệt núi Tứ Châu, núi Quỉ Mơn.
Hai xứ Quảng Đông, Quang Tây phụng sự Điện Tôn lăng ở 3 huyệt núi Kim Bảo, núi Đốc Long.
Tỉnh Phúc Kiến, nước Cao Miên, nước Hồ Tôn phụng sự điện Tôn lăng ở 2 huyệt núi Thái Lão, núi Cửu Long.
Ở Bắc quốc thì núi Ngũ Lĩnh, tỉnh Vân Nam, hồ Động Đình, núi Linh Sơn ở các bờ bể phụng sự Điện lục Tôn Trung Hoa, núi Tiều Trần có dựng điện ở đấy.
Này đây Ngọc phả gia truyền vua Hùng Vương, lưu truyền nghìn đời, con cháu dòng dõi truyền mãi cho đến các nhà đế tộc trải đời ở nước Nam, do tự Họ Hùng lưu lại. Trăm đời đế vương lần dấy lên ngôi, hưởng phúc to lớn.
Cứ theo thế hệ Hùng Vương, dựng nên non sông xã tắc nước Nam Việt, bày đặt ra long ngai, ngọc bệ, viết thành văn ước, gồm có những việc luyện thủy thổ, đúc kim bảo, tỷ phù, ấn kiếm, thêu tế kỳ, mở đô thành, dựng đài điện, đổi niên hiệu, đặt quốc hiệu, do tự họ Hùng sáng lập, phục vọng cầu đảo tế Thiên Địa Thần kỳ và lịch triều đế vương thành hoàng cho đến Thượng đẳng bách thần và đương cảnh thổ địa linh quan công đồng soi xét, giúp đỡ cho các đời vua dựng nước mở nền, trị yên thiên hạ, hưởng phúc thái bình. Nước Nam mọi nhà trải đời, dựng nên đế nghiệp, cho đến nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn, Trịnh, đế vương mọi triều ngự trị, cũng phải tưởng đến vua Kinh Dương Vương Thái Tổ Cao Hoàng Đế là một ông Vua Thánh Tổ mở đầu dựng nước; Khai hóa nhân vật, kính trời, phép tổ, văn vũ thánh thần, sánh tạo chế độ, giáo hóa muôn dân, thế hệ đời đời nối noi nghiệp lớn.
Đến sau các đời vua đi kinh lý lên đền núi Hùng Vương đều phải tế trời đất và các vị Tiền triều Đế vương cùng các bách thần, đăng quang bảo vị, lấy những trinh nữ, mỹ nương dòng dõi cháu chắt nguyên tộc họ Hùng, tiến làm phi tần, quốc hậu, cầu lấy nước thiêng giếng miếu, cầu tự hiển ứng. Trời sinh Thái tử hưởng nước lâu dài, hơn 500 năm thịnh trị, ngóng mong công đức Đế Vương. Đời đời gia phong, khâm ban kim sách, kim tiên, ngân tiên, bao phong gia tôn 4 chữ mỹ tự: Thánh Tổ tối linh Hộ quốc, và phụng tứ cho làng Trung Nghĩa Cổ Tích, xã Nghĩa Cương làm Trưởng Tạo lệ (Lang cai), gồm bao phong sắc mệnh cho các tôn điệt vua Hùng Vương, cho làm quốc tính, tự điển vương thân, cùng nước cùng vui, hưởng trăm lộc trời, ân rủ muôn đời, cùng với thiên địa, nhật nguyệt, sơn hà, dài lưu đế thất, không được trái Thiên Thư, thệ ước nước Việt. Nếu họ nào ở nước Nam làm vua, lên ngôi trị dân, không nghĩ đến công trước của Nguyên Thánh gây dựng ra cơ đồ, mà trái ước thề ấy, thì hưởng nước chẳng lâu, một đời làm trái.
Từ Đế Vương xưa nay cho đến Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê mọi nhà trải đời làm vua chí tôn phụng sự. Từ trước Khang Vương là Hy Tổ họ Trịnh đi kinh lý, lòng trời chẳng ứng, oán trời trách người, chẳng kính thánh thần, tỉnh dảm các xứ phủ huyện xã, dân biệt cấp lương lính tô thuế, tiến nộp lưu trữ vào kho quán, chỉ để còn có phủ Lâm Thao, phủ Tam Đái 2 phủ và mọi huyện Sơn Vi, Phù Khang 5 tổng 18 xã dân để làm Tạo lệ, Thủ lệ, để phụng sự đền núi Hùng Vương. Hộ nhị làng Trung Nghĩa Cổ Tích, xã Nghĩa Cương, tổng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi làm Trưởng Tạo lệ (tức Lang cai) nối dõi hương hỏa tiếp giữ phụng sự. Thứ Tạo lệ thì làng Vi Cương, Xuân Lũng, Hậu Lộc, Thạch Sơn
Thủ lệ thì lang Tập Lục, Tiên Cương, Nghĩa Cương, Tru Khổng, Mai Đình, Thanh Mai, Vân Đợi. Thứ Tạo lệ thì làng Phù Khang, Phù Liễn; Thứ lệ thì làng Hương Nang, Phù Lỗ, Lỗ Trì, Việt Trì gồm 18 xã dân phụng sự. Cung miếu điện lệ của mọi vương, tôn phong trung sùng tự điển của các lịch đại Tiên Triều phụng tế, và tu lý điện vũ phụng tự.
Khâm ban cho các quan Trấn thủ trong bản xứ bắt lấy 2 phủ Lâm Thao, Tam Đái và các huyện, xã, dân lực dịch 3 năm là một kỳ tu lý, 6 năm một lần sửa sang cung điện đền chùa; và nghi vệ, tế khí, long kiệu, cờ, trống, tàn, quạt, chiêng, lệnh mọi đồ, ưng cho 2 phủ Lâm Thao, Tam Đái và các huyện, xã, dân, chiểu bổ đinh xuất, mỗi xuất phải nộp cổ tiền là 36 đồng cung vào việc sửa chữa, cần nhất là phải tố hảo trang nghiêm phụng sự, theo dõi cả năm từ tháng Giêng cho đến tháng Chạp, cứ lần theo kỳ tiết ngày sinh ngày giỗ biện lễ và những ngày phụng nghinh hội lệ, thị xướng nhập tịch, lễ tế ngày Đinh xuân thu, ngày Quốc tế
Tiên triều khâm ban cho phụng ban quang, ban tiền sắm lễ tế yết, các chức dịch phủ huyện bản xứ và các quan nha ba tòa trong 5 phủ, 24 huyện phải chỉnh túc áo mũ trai thành Khiết Tỉnh, cứ lệ nhật kỳ, tựu tại cung miếu điện, ứng lễ phụng tế theo như nghi tiết, để cho sáng rõ ý thức kính cẩn, mong được nhà nước non sông sống lâu mãi mãi.
*

Chương 5:
Sử ký họ Hùng của nước Nam Việt
Đức Hùng Vương Sơn Thánh Tổ Tiền Thái Tổ Cao Hoàng Đế ghi truyền Ngọc phả cổ tích lưu lại:
Trước kia từ thời Hoàng đế cho đến cháu ba đời vua Viêm Đế là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, rồi Ngài nam tuần sang núi Ngũ Lĩnh (giới hạn núi này ở động Bách Hổ, tỉnh Vân Nam, xưa kia nguyên là của nước ta, gọi là quận Giao Chỉ, đổi gọi là động Xích Quỷ, sau gọi là nước Xích Quỷ, nay đổi là nước An Nam).

Vua Đế Minh giao tiếp lấy được bà Vụ Tiên Nương Thần nữ sinh ra Kinh Dương Vương, húy là Lộc Tục, làm vua 250 năm, thọ 271 tuổi, hóa tiên về bể cùng với con gái vua nước Động Đình.

Kinh Dương Vương là người dung mạo đoan chính, thánh trí thông minh, giỏi hơn độ lượng ông Đế Nghi. Vua Đế Minh lấy là trí tuệ rất kỳ lạ, khiến cho nối ngôi, muốn truyền đại bảo, để chính muôn bang. Nhưng Dương Vương cố nhường cho anh – Bây giờ Đế Minh dựng Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong Kinh Dương Vương làm vua phương Nam, hướng mặt về phương Nam để trị thiên hạ. Cổ tục gọi là quận Giao Chỉ, Kinh Dương Vương đổi động Xích Quỷ làm nước Xích Quỷ.

Ngày Mồng 5 tháng 2 năm Nhâm Tuất thì Dương Vương khâm chỉ tới sang núi Nam Miên trấn trị việc nước. Dương Vương ngự đi xem phong thủy, thấy hình thế có châu long, quý mạch dựng ngay đô ấp, trấn trị thiên hạ. Rồi Kinh quá đất Hoan Châu (trước gọi là Hoan Châu nay gọi là huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, do ở mọi xã Thiên Lộc Tả, Thiên Lộc lễ hữu). Quan sát tình thế, thấy được một bầu phong nguyệt, cảnh hay cực quý, muốn đặt lâu đài, gọi là núi Hùng Bảo Thíu Lĩnh, gồm 199 ngọn núi. Trước gọi là Cổ Đô nay gọi là Ngạn Khổng (tức Ngàn Hống), địa khí núi bể đức phương, non sông ngòi rãnh triều hội, giáp ở Cửa Hội Thống, xã Hội Thống ven bể, núi đi lồi lõm, nước chảy cong queo, hổ chồm rồng vờn, bốn bề quan khản, bèn xây dựng Thành Đô cung điện, Ngọc Khuyết lâu đài, phô bày 4 phương triều cống.

Đương lúc khí xuân đầm ấm, cảnh sắc muôn màu, Vua lúc bình sinh thích yêu núi nước, ngự giá rong ruổi thuyền rồng, tuần du hải ngoại, chơi xem phong thủy địa đồ. Khắp qua hải đảo, không hưởng thuyền rồng bơi thẳng đến hồ Động Đình, non xanh nước biếc. Vua khiến dừng thuyền trên mặt nước để quan khán. Chợt thấy một người con gái lưng ong, đùi dế, từ đáy nước đi lên, dung nhan tuyệt đẹp, lấy làm kỳ ngộ xưa nay. Bèn khiến trèo thuyền kíp lại. Vua hỏi: Hảo tai tiên nữ! từ đâu lại đây? Thưa rằng: Thiếp mang tên gọi Thần Long, chính là con gái vua nước Động Đình ở nơi Ngọc Khuyết, chờ đợi anh hùng. Nay trời xui gặp gỡ muốn để sửa túi nâng khăn. Vua mừng lắm lấy làm đẹp lòng. Bèn mời vào thuyền. Vua cùng bà quận nữ, loan giá khải hoàn, về đến Thành Đô, dựng ngay bà Thần Long lên ngôi cung vị Chính Khổn.

Hôm sau vua lại xa giá đi tuần phủ, trải xem non sông. Vua đi kinh lý đến xứ Sơn Tây, thấy một địa thế non nước lạ lùng, vua bèn giá ngự lên núi đi tìm địa mạch. Nhận thấy từ mạch núi Côn Lôn chạy theo núi Ngũ Lĩnh, động Vân Nam, qua núi Giáp Sơn, cửa Đổ Ải đến sông Ngưỡng Đức nước chia thành chữ Bát (chữ Hán); xuyên sơn thấu mạch, dẫn đến mọi ngọn núi cao ngất các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và 9 châu Càn Hải, đột lập thành núi Tam Đảo. Long mạch giáng khí ở khe suối Thạch Bàn Thiên thị châu Thái Nguyên. Núi chạy ngược, nước chảy ngược, liên tiếp dẫn mạch, quay lên đầu nguồn các châu, như chân Bảo Lạc, Chân Bình Di, châu Thu Vật, châu Phúc An; rồi lại từ khe sông Hoàng Hà chảy xuống sông Lô, nước chảy lưu hành dẫn mạch, giáng khí qua Ải Môn thì thoát mạch; long hành trường viễn đến núi Tụ Long thuộc địa thế Tuyên Quang, liền đến châu Thu Vật, biến xuất thành muôn đợt kim tinh, mạch đi hàng giữa, tả hữu thì sông Hán, sông Lô, sông Hoàng, sông Bảo, hai bên dưỡng mạch, chảy đến 2 phủ Lâm Thao và Đoan Hùng và các huyện Hạ Hoa, Thanh Ba, Tây Lan và Phù Ninh đến ngã ba sông Bạch Hạc ở chùa Hoa Long, thôn Việt Trì dừng lại. Đến đây non nước lạ lùng, cốt hình vàng ngọc, núi chững, nước giao hợp dòng tả hữu Minh Đường muôn phái hội triều, chính khí ngoài chia Nam Bắc.
Tiếp xuống có 4 sông là sông Thiên Đức, sông Nguyệt Đức, sông Hát Môn, sông Tô Lịch, nghìn khe muôn phái, cá quay đầu. Đầu địa mạch này, Tả từ sông Lôi Hà dẫn đến mọi huyện Đang Đạo, Đông Lan, Sơn Dương, Tam Dương, đột lập thành núi Tam Đảo. Mé Tả cung tiên là Thanh Long, kép núi muôn nước, xuất tự các nơi: Lập Thạch, Bách Ngõa, Châu Diên, Thanh Tước, Ngọc Bội, Khai Quang mọi núi Tả phụ; đến các dãy núi như: núi Chu Sơn, núi Sóc Sơn, núi Chung Sơn, núi Chà Sơn, núi Từ Sơn, núi Mộc Phàm, núi Tích Sơn, núi An Lão thuộc xứ Kinh Bắc triều phục, dẫn đến núi Đông trào, núi Hoa Phong, núi An Tử, xứ Hải Dương, mạch đến 8 xã núi Đồ Sơn trong bể làm long đầu triều án.

Phía Hữu địa mạch từ Ba thục, Sông Hán, Sông Hoàng, Sông Lô, Sông Thao, núi chạy nước theo, đến Tuyên Quang, mười châu Hưng Hóa, châu Đà Bắc, châu Thanh Nguyên, Sông Bạn Hà, Sông Đà đến huyện Bất Bạt thì đột lập thành núi Tản Viên. Mé Hữu cung tiên là Bạch Hổ, muôn nước nghìn non, xuất từ các nơi: Mỹ Hương, Minh Nghĩa, Phúc Lộc, Viễn Sơn, Thạch Thất, An Sơn, Sài Sơn, Tử Trầm Sơn. Phía Hữu đến huyện Trương Đức của Đại An, núi Hương Tích, núi Hiểu Na, núi Nam Công Vũ Phượng, núi Đội Điệp, núi Nghi Dương thuộc xứ Sơn Nam là nội triều phục, tiếp đến núi Chính Đại cửa bể Thần Phù xứ Ái Châu, lại tiến thẳng vào trong bể thành núi Chích Chợ (chiếc đũa) cửa Chà Lý làm hổ đầu Triều án, thì lấy sông Bạch Hạc làm Nội Minh Đường, ngã ba sông lớn huyện Nam Sang làm Trung Minh Đường; xứ Hải Dương, huyện Cổ Am núi Tượng Sơn làm Ngoại Minh Đường, nghìn núi cúi phục, muôn nước triều tôn, đều quay về hình thế Tổ Sơn núi Nghĩa Lĩnh.
Vua nhận được quí vùng đất này hơn hẳn Đô thành Hoan Châu cũ, bèn lập ngay Chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh, thời thường giá ngự ở đấy. Bên ngoài thì dựng Đô thành Phong Châu[12] (trước gọi là quận Giao Chỉ, Kinh Dương Vương gọi là Xích quỉ quốc, lại gọi là nước Văn Lang. Đô thành Phong châu nay là đất Sơn Đông, huyện Bạch Hạc, cùng với cựu Đô thành ở thôn Việt trì, xã Bạch Hạc). Dựng quốc hiệu là nước Văn Lang (phía Đông giáp bể Nam Hải, phía Tây tận đến nước Ba thục, phía Bắc đến hồ Động Đình, phía Nam tiếp giáp với nước Hồ Tôn, gọi bộ chủ Cao Miên, Chiêm Thành làm nô lệ).
Vua dóng xe về cựu đô Hoan Châu, xem lại qui cách xây dựng Thành Đô. Rồi mới đến núi Thíu Lĩnh, sau định lập đô ấp, Chính điện bảo vị Thiên Thành, ngự trị ở núi Nghĩa Lĩnh. Nay lấy núi Nghĩa Lĩnh làm sở tại đô ấp của họ Việt Thường.
Lúc ấy Vua đi tuần thú trở về Cung điện núi Nghĩa Lĩnh với bà Cung phi là Thần Long Quân nữ. Khi bà cùng với Vua ở núi Nghĩa Lĩnh, có chính khí điềm rồng, mang thai vẻ thánh, có chửa 15 tháng, đến giờ Ngọ ngày Mồng 10 tháng 10, thì mây rồng 5 sắc giáng xuống Chính điện, sinh ra Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm (phong là Lạc Long Quân, làm Vua được 269 năm, thọ 506 tuổi, sinh một bọc trăm trứng nở ra trăm con giai, định ra trăm họ, đặt ra trăm tên, xuống thành trăm hiệu, phong làm trăm vương, tôn làm trăm thần, đều giữ một phương, trăm khu đều xưng là Thủy Tổ Bách Việt, rất là linh thần, do ở đức Phụ Vương Long Quân, hóa sinh bất diệt, về bể Thành Tiên, làm Đế Vương hồ Động Đình).

Trước kia Long Quân khi còn mang thai, vẻ ứng điềm rồng, nhà đầy sáng đỏ, trọng trướng sinh hương, rạo rực vài tuần, đợt sinh ra Lạc Long Quân.
Long Quân là người tư bẩm phi thường có khí tượng đế vương. Vua cha dựng làm Hoàng trừ Thái tử. Tuổi đã trưởng thành, tài lượng hơn người, thông minh nhanh nhẹ, thực là bạc thánh trí thần tài, anh hùng duệ triết. Đến khi tuổi đến gia quan, vua cha phán bảo các hàng trăm quan trong triều đình rằng: Ta vâng mệnh Trời, phủ trị muôn dân nghiêm túc, uy trời xuống sắc khâm sai cho Thái tử cùng quan Tiết Chế đi tuần thú phương Nam. Trải xem núi sông hải đảo, Vua cha khiến Thái tử đem trăm viên hùng tướng, ba vạn tinh binh, tuần thú khắp trong nước.
Khi Thái tử đi kinh lý địa thế nước Nam, Thái Tử lên núi tìm xem long mạch, dẫn đến tới châu Thu Vật, châu Tụ Long, xứ Tuyên Quang, nhận thấy long mạch đến núi Nghĩa Lĩnh vượt qua thượng lưu sông Hoàng Hà, sông Nhị Hà, rồi đến sông Hán Giang, sông Lô Giang, theo dòng một phái rộng sâu, dẫn mạch khắp đi cả nước. Rồi đến châu Bảo Lạc, núi Côn Lôn, qua cửa Giáp Ải. Lại từ núi Ngũ Nhạc, núi Côn Sơn, khắp cả Đông Tây Nam Bắc trăm vạn đầu non, đều là chúng tử, lấy núi Ngũ Nhạc, núi Côn Lôn bên Bắc quốc gọi là núi Thái Tổ phụ mẫu.
Thái Tử là bậc thánh trí thông minh anh tài đại lược, có chí bình trị, thực là Vua hiền nước Việt.
Khi Thái Tử nhủ lòng quay sang thăm gốc nhà ở bên Đại Quốc, dò xét Đế Minh là ông, Đế Nghi là bác, mà Thái Tử là người hiếu đễ trung tín, ba cương năm thường là đức lớn vậy.
Khi ấy đấng Đế Tổ (Đế Minh) biên chép vào quốc thư, rồi phong cho Kinh Dương Vương là Nam Quốc Thái Tổ Cao Hoàng Đế, phong cho Lạc Long Quân là Nam Quốc Hiền Quân, ngự trị nước Nam, muôn dân trăm họ, ông của Vua, bác của Vua, coi Thái Tử như xương thịt. Xem như trời giáng tinh tú, sáng như vàng ngọc châu báu, vật lớn chẳng tày. Đấng Đế Tổ sắc phong cho Thái Tử Tôn Gia Kim sách, long bài, xa thư một mối, và các thứ Hoàng Bào long cổn, đại ngọc, hài vàng, cờ xí tàn quạt, chiêng trống xe ngựa, châu ngọc, mũ mão, kỳ trân mọi vật. Khâm ban cho xe loan, ngự giá khải hoàn quay về bản quốc phụng thừa Vua cha ngự trị muôn dân.
Lúc bấy giờ trong triều đấng Đế Tổ có một vị Thiên sư thông suốt việc thiên địa nhân, quán triệt phẩm vị quỉ thần, hiện ở ngôi Tể Tướng bên Bắc triều văn vũ gồm tài.
Nay lệnh Đức Đế Tổ khâm sai vị Thiên sư sang giúp đỡ ngôi Thái Tử, khiến sang phương Nam, xem xét phong thủy, xem đất dựng nước, định đóng kinh đô, xây đắp thành trì, sửa sang Chính điện, xây dựng cung thất, chia bờ dựng cõi, đặt hiệu núi sông, phân định bộ xứ, vẽ địa đồ cả nước; tuyển quan chọn tướng, phân chia trấn, xứ, phủ, huyện, xã, châu, trang động, trại sách khắp từ trên rừng dưới bể; nước có vị Thiên sứ, phụ tá đấng Hoàng Vương, để trị bốn bể trong thiên hạ, trăm họ thần dân, cùng hưởng phúc thái bình, có như thế thì các nước chư hầu, trăm họ man di đều cùng xưng là thần thuộc vậy.
Lúc ấy có người con gái vua Đế Lai, tên gọi là nàng Âu cơ, gái trinh đức hiền, quay về thăm quê mẹ, ở huyện Thanh Nguyên, châu Đà Bắc, quận Giao Chỉ (xưa gọi là động Lăng Sương, huyện Thanh Nguyên, sau đổi là Trại sách Cải Sương, huyện Bất bạt).

Một ngày đó nàng Âu Cơ trinh nữ ra chơi châu Tràng Sa, xem Vua đi tuần thú trên sông Đà Giang. Vua trông thấy nàng Âu Cơ có sắc lạ kỳ phong tư diệm chất, đẹp ý, lấy ngay dựng làm ngôi Hoàng Phi Chính Hậu. Vua Kinh Dương Vương tuổi thọ 271 tuổi, ở ngôi vua đã 250 năm, phong cho Lạc Long Quân, làm lễ đăng quang, nhường ngôi trị nước, chính ngự ở núi Nghĩa Lĩnh, mà Đô Thành ở trên đỉnh núi này.

Chương 6:
Đức Hùng Hiền Vương thay trị việc nước, khai hóa nhân dân (Long Quân họ Hùng tên Lạc, húy Sùng Lãm, hiệu là Hùng Hiền Vương, lên làm vua, nhất thống dư đồ).
Cứ trong Bảo án họ Hùng có nói: Nước Việt ta từ họ Hồng Bàng, là cháu ba đời của Vua Thần Nông bên Bắc Quốc.
Kinh Dương Vương lấy con gái vua nước Động Đình, phát minh đạo vợ chồng, đính chính gốc phong hóa; Vua thì lấy đức dạy dân, buông áo chắp tay, mà bốn phương trăm họ, đều là thần thuộc; muôn dân thì cày ruộng đào giếng biện luận lẽ trời, đất, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, khí âm, khí dương, ra vào thở hút, xét định khí hậu bốn mùa. Rõ ràng là Thói Thuần đời Thái Cổ.
Nay đến Đức Hiền Vương nối vua cha là Dương Vương chính trị phương Nam, lấy con gái vua Đế Lai, họ Âu Cơ tên là Âu Lạc Nương đẻ ra trăm con giai, làm Thủy Tổ Bách Việt nước Nam. Hưởng nước lâu năm rất là trường cửu.
Lúc ấy nước giàu, dân mạnh, tuổi thọ hưởng nhiều, sinh nam cũng lắm. Tỷ phù 18 đời Tỷ phù, dư đồ, bảo đỉnh, thiên thư đã định niên kỷ được lâu, hưởng nước 2.622 năm, từ cổ đến nay chưa bao giờ đã từng có vậy. Việc trị nước thì chuộng ra đức huệ, phủ dụ nhân dân, quận phương yên vui, thiên hạ thái bình, chuyên cần nghiệp nông trang, ít có việc binh qua, bốn cõi núi bể đều được yên lặng.

Lúc ấy bà Âu Cơ Hậu Phi giữa ngày Mồng 4 tháng 5 năm Nhâm Thân có mang thai, điềm rồng ứng vẻ, năm sắc hiện mây, hương trời đầy trong trướng, mang thai đã được 3 năm, đến ngày mồng 10 tháng 3, ở cung điện núi Nghĩa Lĩnh, lúc nào cũng có mây năm sắc bao chùm khí hào quang sáng chói, bào thai mãn kỳ đến giờ Ngọ ngày mồng 5 tháng 5, năm Giáp Tuất, đương lúc Thái dương chính chiếu, bào thai vận chuyển, rồng mây quanh nhà, đẻ ra một bọc bạch ngọc châu quang, ban đầu ở ngọn núi Nghĩa Lĩnh, Hiền Vương thấy sinh bọc lạ, xưa nay chưa từng thấy có như thế! Triệu ngay Triều thần bách quan văn võ trầu trực Chính điện, đang lúc giữa giờ Ngọ trên trời nổi 3 tiếng sấm thiên oai chuyển động càn khôn, làm cho non sông, muôn vật cỏ cây đều phải kinh động, mây bay năm sắc, khắp đầy thế giới ba nghìn điện các, lâu đài, tới tấp phi cầm bay liệng; dưới sóng gió rập rình, trên núi cỏ cây nghiêng ngả, bách thú chạy ngênh ngang, hình nghê lượn hốt hoảng. Buổi theo gió mưa dai dẳng, Vua thấy điềm nước lạ lùng. Vua xuống chiếu ban cho các quan văn võ chỉnh túc áo mũ cân đai, trai giới tỉnh khiết đều tới trước cửa điện Kính Thiên, đốt hương khói phụng trầu triều bái: Đức Hoàng Thiên Thượng Đế, Tứ phủ vạn linh. Đến giờ Thân ngày hôm ấy, bỗng thấy một đám mây xanh từ phương Tây đưa lại, tụ ở trên nóc điện Kính Thiên; tự nhiên thấy 4 tướng kỳ khôi cao hơn trượng rưỡi, đầu đội mũ khăn rồng, chân đi hài sắt, miệng nói cười, phun ra những hào quang khói lửa, mây bay khắp chốn, tay cầm long bài, tấu lên đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, sắc soi xuống cõi Nam, giúp Hiền Vương trị nước, giáng cho bọc rồng trăm trứng, nở ra trăm người con trai để trị nước. Nay trời sai 4 vị Đại Thần Vương giúp đỡ và giữ gìn cõi Nam bang, cố sắc.

Hiền Vương xuống chiếu cho các quan văn võ cầm long bài đợi chỉ truyền, ngửa lên trời vọng bài. Cúi đầu tạ Sứ Thần vương.

Thần Vương nói: Ngọc bào trăm trứng, thần khí linh quang, điềm rồng giáng sinh. Thiên sứ báo cho Hiền Vương rằng: Rước ngọc bào đặt lên trên kim bàn. Xuống chiếu rằng: triều đình rước đến chùa phía hữu núi Viễn Sơn gọi là Từ Sơn, giao cho vị Thiên Quang Hòa thượng Thiền sư đặt vào trong chùa núi Thíu Lĩnh. Chọn quan trai giới tỉnh khiết trầu trực, đèn hương bất diệt. Bọc ấy tự xé vỡ ra trăm giai thần tướng. Hiền Vương vội vàng quay về. Bốn vị đại thần lại nổi gió mưa, nổi thành đám mây trăng bay lên trời mà đi.
Hiền Vương thành tâm kỳ đảo nào ngày Rằm tháng Giêng (giờ Ngọ, trăm trứng nở ra trăm con trai, mây rồng nêu năm vẻ, mây xanh tụ bày, điềm ứng mây lành, hương trời giáng khí, thơm phức núi sông).
Khí mây bao phủ càn khôn,
Núi non sông bể suy tôn anh hùng.
Được trong một tháng, trăm giai không bú mớm, mà trưởng thành nhanh chóng, con người hình dáng tốt lạ, trạng mạo phương phi, anh hùng cái thế, khí chất phong tư, cao lớn 3 thước 7 tấc.
Hiền Vương với các phi tần 6 cung lại trao cho gấm lĩnh may trăm bộ quần áo, ban cấp trăm người con trai, các vị hoàng tử lĩnh mặc, mỗi ngày ba lần đều cười, thường lấy hoa lá sen chơi bỡn. Được một trăm ngày, có nhớn, chẳng hay nói mà lại hay cười. Được hơn trăm ngày vào giờ Thìn ngày 20 tháng 7 thì trăm người con trai đều cười to và nói: Trời giáng sinh thánh, trị nước sinh vua, yên ổn bốn bể, thiên hạ giàu mạnh. Rồi trăm hoàng tử đều ở trên điện Long Trì.
Đức Hiền Vương ngự thấy 8 vị Thiên Thần tướng đầu đội mũ đồng, mình mặc giáp sắt, chân đeo hài bạc, lưng thắt đai da, sức vóc to lớn, tai mắt sáng sủa, miệng phun khói lửa, tay cầm thư kiếm, đứng trầu tả hữu, hai ban biến hóa hư không, một lúc phi đằng vân vũ, quanh theo trong điện núi Nghĩa Lĩnh, núi non biến hình, giang hà tràn ngập, sóng rợn nổi lên, thiên cơ khó lượng. Đầy ba giờ thì quang âm sáng rệt, hiện hình 8 tướng, xưng danh là Tám Bộ Kim Cương. Sắc thụ lệnh sai của Đức Thượng Thiên, Chư Phật Ngọc Đế xuống trần giúp đỡ bách vương hoàng tử. Nay đã trưởng thành nhanh nhẹn. Tướng nước là 8 tướng Thánh thần làm quốc tướng, khâm mệnh trời xuống giúp mọi vương tử, đưa đến cửa Khuyết bái hạ đấng Hoàng Phụ, phủ trị trong nước, cho Hiền Vương một chiếc long hài, một quả kim ấn, một hòn bạch ngọc, một thanh thần kiếm, một quyển thiên thư, một phiến thước ngọc, đặt trên kim bàn, đưa vào trong điện. Hiền Vương phụng nghinh rước vào nội điện. Cho là trời ứng điềm to, khiến yên thiên hạ, vua thấy trăm con trai vụt mà cao lớn, mình dài 7 thước 3 tấc, đều cầm đồ thần khí thiên bảo, chia ra tả hữu, đứng trầu bái tạ Hoàng Phụ.
Hiền Vương khiến 8 tướng đem việc tâu lên: nổi lên một trặn gió mưa, sấm vang điện chớp, biến hóa đằng không. Lên trời hoàn khải thành công, trăm trứng rồng nở ra rồng trăm con.
Ngày hôm ấy Hiền Vương xuống chiếu rằng: Trời sinh trăm trai, thánh thần văn võ, hùng tài đại lược, giúp nước yên ổn, thiên hạ ngóng nhờ nhân đức, cha con vua tôi cùng vui vẻ. Vua bèn triệu trăm quan bái hạ, hai ban công đồng hội nghị, đổi hiệu đặt tên trăm trai trăm hiệu, vị đặt thứ tự. Đang lúc trăm trai triều hội, đều có đại tài, tư chất hơn người, anh hùng quan cổ. Mọi người con đều là bậc thánh trí thần tài. Bấy giờ trăm quan trong triều không ai dám phân biện ai là anh hùng trí đoán, cũng khó đặt tên xưng hiệu.

Triều đình tâu vua rằng: Nước có thánh nhân, đế quân, thì trời giáng sinh các bậc tướng tá hiền tài. Nay mọi người trong triều không ai dám biện tên đặt hiệu. Tâu xin đấng Vương Phụ đặt hiệu đặt tên mọi thần tướng.
Vua phán rằng: Chính nhờ ai trong triều đình sinh ra bậc anh tài, mà nay tâu lên ta vâng mệnh trời, gây dựng hồng đồ, mở nước trị dân, chịu mệnh trời sắc xuống, sinh được bọc rồng nở trăm con. Trẫm truyền trăm quan lòng thành thiết lập đàn tràng, một cầu lên đấng Hoàng Thiên vạn binh ngự hội, đặt cho trăm tên ấy. Ngày hôm ấy vua tế và cầu đảo xong, hư không cảm ứng, báo thần Tây Vực lại năm sắc rồng mây, núi sông rạng rỡ. Lúc ấy thấy một ông già, tướng mạo trượng phu, râu màu trắng xóa, cách điện tiên ông, đầu đội mũ Phật, mình mặc áo vải, nhuộm màu nước dưa, chân đi giày sồi, tay cầm gậy trúc, rong chơi ở chùa Hoa Long bên sông Việt Trì, huyện Bạch Hạc, rửa chân bến sông, ngồi trên bàn đá, gọi là bến sông Nhị Hà.
Ngày hôm ấy có quan Nguyên soái Tiết Chế tướng quân trong triều đi trấn thủ Thành đô Phong Châu, ngồi trên gác lầu Việt Trì trông thấy vị lão tiên, đương xem phong thủy mặt hướng về phía sông Mỹ, sông Đáy, huyện Bạch Hạc, chân dẵm trên lưng rùa bàn đá (Truyện cũ có nói: Chùa Hoa Long ở thôn Việt Trì trên sông Bạch Hạc, ở trên lưng rùa bàn đá vẫn còn để lại dấu chân).
Quan Nguyên soái trong triều sai sứ giả đi đón mời tiên ông lên trên gác lầu cùng ngồi. Nguyên soái bộc bạch chân tình việc nước. Nguyên soái đặt yến tiệc chiêu đãi, rồi đón về cung điện núi Nghĩa Lĩnh. Các quan triều đình vào tâu vua, vua bèn đón Tiên Ông vào trong cung điện. Đại lễ tiếp mời, yến hàng mâm ngọc, Vua bèn hỏi Tiên Ông rằng: Tiên sinh ở đâu? Hay là bồng lai lạc lối, phong cảnh ngao du. Hiện nay trong nước có việc cần, khẳng định mời Tiên Ông lại đây chỉ giáo? Tiên Ông cả cười khà khà, Vua bèn đứng dậy xin hỏi Tiên Ông rằng: nước tôi sinh được trăm đứa con giai, phong tư trí tuệ như nhau, khó đặt thần danh vị thứ, khó biện anh em trên dưới ra sao? Xin hỏi lão Tiên Ông cho biết, nên đặt danh hiệu vị thứ của những con như thế nào? Lão Tiên Ông nói: Tôi sinh vào thời Hoàng Đế, học theo đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, quán triệt sự càn khôn, tiêu giao trên thế giới, tới thấy phong thủy phương Nam rất là nhã thú.
Vua lại hỏi: Tiên Ông có quyển thần thư có thể đoán biết việc thiên địa, nhật nguyệt tinh thần, gọi tên được chúng tiên, phương chi lại không biết việc quốc gia ra sao? Nay tôi thành tâm cầu đảo, chắc cầu có thể ứng chăng! Lão Tiên Ông nói: Nay Vua có lòng thành lão tôi xin giở thiên thư bốc xem một quẻ vận trù sách đoán, để dựng đặt cho con Vua ra trăm danh hiệu. Nay hãy cho tôi quan sát tướng mạo của trăm người con trai ra sao, bấy giờ sẽ định.
Vua bèn xin hãy để cho mình chọn cử lấy người Trưởng đích đã, rồi sẽ phân biệt thứ vị anh em, ngồi ra tả hữu. Lão Tiên cầm bút viết ngay. Tự đặt ra trăm danh hiệu thần tướng, để lên kim bàn, định chia thứ vị.
Trăm người con giai ấy hội triều nơi chính điện, đều cùng nhặt lấy tên viết, cùng hô lên một tiếng. Có một người Trưởng đích vâng theo lời nói trước, cử lên làm ngôi Vương Trừ Thái tử. Còn 99 người tới kim bàn, mỗi người nhặt một tên. Làm như thế mới chia được thứ tự, anh em cũng vui mừng, thế là việc đặt tên đã được song suôi chu đáo.
Bấy giờ tự nhiên có một đám mây xanh bay đến cung trung, vòng quanh lão Tiên Ông biến hóa đưa lên nơi thượng giới.
Vua nói: triều đình ta rất là kính cẩn, cầu đảo trên đàn, lòng thành tĩnh khiết. Cảm ứng được Thần Tây vực giáng lai dám cách, trẫm nay mới biết Phật lão Tiên Ông cảm động ứng giáng trên đàn, giúp đỡ việc nước. Hôm ấy truyền triệu trăm quan, vọng trời bái hạ. Hiện nay trẫm dựng làm một ngôi chùa, gọi là Từ Sơn, giao cho vị Thiên quang Hòa thượng Vạn đức Thiền sư ở đấy, ban bố cho trăm quan, thời thường mật đảo, trời phật ứng cho.
Danh hiệu trăm người con giai: Người con trưởng là ngôi Vương Trừ Thái Tử, tục gọi là Hùng Lân, cải nguyên là Hùng Quốc Vương.
Các con thứ danh hiệu như sau: 1 – Xích lang, 2 – Quỳnh lang, 3 – Mật lang, 4 – Thái lang, 5 – Vĩ lang, 6 – Huân lang, 7 – Yến lang, 8 – Dương lang, 9 – Diệu lang, 10 – Tĩnh lang, 11 – Tập lang, 12 – Ngô lang, 13 – Cấp lang, 14 – Tiến lang, 15 – Họ lang, 16 – Khoáng lang, 17 – Khuyến lang, 18 – Niêm lang, 19 – Vấn lang, 20 – Khương lang, 21 – La lang, 22 – Tuân lang, 23 – Tán lang, 24 – Quyền lang, 25 – Đường lang, 26 – Khao lang, 27 – Đủ lang, 28 – Ác lang, 29 – Hạn lang, 30 – Luyệt lang, 31 – Ưu lang, 32 – Nhiễu lang, 33 – Lý lang, 34 – Trâm lang, 35 – Tương lang, 36 – Tróc lang, 37 – Sát lang, 38 – Cốc lang, 39 – Lãng lang, 40 – Nhữ lang, 41 – Triểu lang, 42 – Kiết lang, 43 – Điểm lang, 44 – Trường lang, 45 – Thuận lang, 46 – Tâm lang, 47 – Thái lang, 48 – Triệu lang, 49 – Ých lang; 49 vị này theo về với Cha.
50 – Hương lang, 51 – Thiêm lang, 52 – Thận lang, 53 – Văn lang, 54 – Vũ lang, 55 – Chinh lang, 56 – Tịnh lang, 57 – Hắc lang, 58 – Quản lang, 59 – Cao lang, 60 – Tế lang, 61 – Thanh lang, 62 – Mã lang, 63 – Chiếu lang, 64 – Khang lang, 65 – Chỉnh lang, 66 – Đào lang, 67 – Nguyên lang, 68 – Miên lang, 69 – Xuyến lang, 70 – Nhâm lang, 71 – Yểu lang – 72 – Thiếp lang, 73 – Bái lang, 74 – Tài lang, 75 – Trừng lang, 76 – Triệu lang, 77 – Cố lang, 78 – Lưu lang, 79 – Hộ lang, 80 – Quế lang, 81 – Diêm lang, 82 – Huyền lang, 83 – Nhị lang, 84 – Tào lang, 85 – Nguyệt lang, 86 – Sâm lang, 87 – Mễ lang, 88 – Triều lang, 89 – Quán lang, 90 – Canh lang, 91 – Thải lang, 92 – Lơi lang, 93 – Chấu lang, 94 – Việt lang, 95 – Vệ lang, 96 – Long lang, 97 – Trình lang, 98 – Tuấn lang, 99 – Tám lang; 50 vị này theo về với Mẹ[13].
Từ đây, mọi con thì ai cũng đều có tên, đến khi phương trưởng, thông minh nhanh nhẹn, trí dũng kiêm toàn, anh em đều có đại tài giúp nước ngồi đứng nơi triều đường, ngồi định đứng đầu trăm quan.
Vua cha bèn đặt ra chư hậu, dựng thành phiên bính, chia nước ra làm 15 bộ, bờ cõi, giới mốc từ đầu núi, góc bể, lựa chọn trăm quan trấn thủ, chia thành cương giới, đặt gọi xứ sở:
1 – Sơn Tây, 2 – Sơn Bắc, 3 – Sơn Nam, 4 – Hải Dương, 5 – Ái Châu, 6 – Hoan Châu, 7 – Bố Chính, 8 – Ô Châu, 9 – Ai Lao, 10 – Hưng Hóa, 11 – Tuyên Quang, 12- Lạng Sơn Cao bằng, 13 – Quảng Đông, Quảng Tây, 14 – Ngũ Lĩnh, Vân Nam, 15 – Chiêm Thành, đặt làm bộ chủ mọi xứ.
Nguyên trước bản quốc có 15 bộ như sau:
1 – Giao Chỉ, 2 – Châu Diên, 3 – Vũ Ninh, 4 – Phúc Lộc, 5 – Việt Thường, 6 – Ninh Hải, 7 – Dương Tuyền, 8 – Quế Hải, 9 – Vũ Định, 10 – Hoài Hoan, 11 – Cửu Châu, 12 – Nhật Nam, 13 – Tân Hưng, 14 – Bình Văn, 15 – Cửu Đức, gọi là nước Văn Lang.
Vua bèn chia quan định xứ, khiến trị muôn dân. Lúc ấy khiến trăm con trai, đều giữ trăm khu, núi sông một mối. Xa thư, qui mộ, chế độ đều cùng như nhau, bốn bề một nhà, đều là thân thuộc vậy. Thi hành đức huệ ân uy, giáo hóa thuần phong mỹ tục, bốn bề thanh bình, muôn dâu vui đẹp, trăm họ âu ca, thái bình thiên tử. Đấng nhân quân có đức chính trị, thiên hạ có kỷ cương, sửa tu lễ nhạc, huấn thị hiếu liêm. Trên thì vua tu đức, dưới thì dân phục nhân, biết trọng nhân luân, biết sùng lễ giáo, gió hòa mưa thuận, vui nghiệp nông trang; nước có Trưởng quân, xã tắc hưởng phúc. Dân lấy triều đình làm cha mẹ, triều đình lấy dân làm xích tử, biết trọng nhân hòa, tóm thu tam đắc. Cho nên nước được giàu, binh được mạnh, dân được yên, binh qua chẳng động, cùng hưởng lễ thuận theo nghĩa vụ, rằng rặc muôn đời thế nước vững mạnh, thịnh trị lắm thay, chưa đâu theo kịp.
Đến sau các bộ cung phi của vua, lại sinh được trai gái hơn 50 người, đều đã trưởng thành, phong tư tốt đẹp.
Trước kia Long Quân nhường ngôi cho Thái Tử tên là Hùng Lân lên ngôi vua, cải nguyên là Hùng Quốc Vương, thay ngôi vua cầm chính nước, trị muôn dân. Vua chính ngự Kiến Cung, ở núi Nghĩa lĩnh (trước gọi là xã Nghĩa Lĩnh, nay gọi là làng Cổ Tích Trung nghĩa thuộc xã Nghĩa lĩnh, người dân đều là Trưởng Tạo lệ hộ nhi (lang cai).
Nhận các đồ ngọc bạch xa thư của vua cha trao lại, nhất thống sơn hà, phủ trị thiên hạ. Còn 99 người con còn lại thì Long Quân bảo Âu Cơ rằng: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, phương loại chẳng cùng, không thể cùng ở với nhau được mãi, vì thế phải nên tương biệt. Nay chia 49 con theo cha về vùng bể làm Thủy Tinh; Còn 50 con theo mẹ về núi làm Sơn Tinh. Sắp đặt mọi Tước Vương trị mọi nơi sơn hải, đều là Thần thuộc vậy.

Chức vị trong triều đình nhà Hùng, vua bèn đặt tướng văn, tướng vũ. Tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng vũ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương, quan Hữu Tư gọi là Bồ Chính. Đương thời ấy, trên thì chính nhân luôn, dưới thì chuộng phong hoá, thi hành cất nhắc đều được đúng lẽ phải, làm ông vua khoác áo chắp tay, thăm thẳm chín lần, làm người dân cày ruộng đào giếng, vui vầy bốn cõi.
Không một ai là chẳng thỏa đời sống, không một người là chẳng yên sướng vui, công thành trị định, hơn hẳn Tiền Vương, so với phong hóa đời Thái Cổ, không thể hơn được, hưởng nước lâu dài, đời đời lấy cha truyền con nối, đều xưng hiệu là Hùng Vương, một mối xa thư; Thực là Thủy Tổ nước Bách Việt. Hiền Vương làm vua được 269 năm, sau về bể, hóa sinh bất diệt, làm Đế Quân nước Động Đình.
Ngôi Hoàng Trừ Thái Tử là Hùng Quốc Vương là Thư trưởng trăm con trai, tuân thừa nghiệp lớn. Quốc Vương đã nối chính thống, chuộng ra đức hóa. khuyến miễn nông trang, khiến dân không ai phải thiếu thốn, nước có kho chứa doanh dư, bốn bể an ninh, dân không lừa dối, phong tục thì thuần hàng phác giã, đã thực hiện ở đương thời, làm mô gốc hưng công chế trị, càng rạng rỡ hơn đời trước, suốt thời khen là bậc hiền quân vậy.

Lúc ấy Vua truy tư các bậc tiền thánh rẽ đất phân mao, bèn dựng đặt các bộ của Sơn Tinh, Thủy Tinh, định ra bách vương, đổi làm bách tính, vị xưng bách quan, hiệu phong bách thần, chia bày ra đầu non, góc biển hùng cứ mỗi người một phương.
Năm mươi hiệu trấn mọi đầu non, núi rừng, khe suối, đều gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù, phụ đạo.
Năm mươi hiệu trấn mọi góc biển, sông ngòi vực rãnh, đều gọi là Thủy thượng linh chiều. Khiến để bảo hộ sinh dân, giúp dặp tôn xã, đặt chư hầu, dựng phiên binh, chia nước làm mười lăm bộ.

Bờ cõi trong 15 bộ này, định chia cương giới, đều có Trưởng Tá, quân gọi là bộ, phụ gọi là cha, tử gọi là con, trai gái gọi là phụ đạo, cứ thế mà xưng hô. Đến đời sau đổi là quan lang, phiên thần thổ tù phụ đạo. Khai quốc công thần, cháu chắt cha truyền con nối, muôn đời tiếp giữ nước Nam, bèn là tông phải chi diệp của bộ chủ Hùng Vương, đời đời giữ nước lâu truyền làm vua nước Nam vậy.

Trong thời ấy, có nhân luân cương thường đại nghĩa, việc trị giáo tốt sáng, đính chính đạo vợ chồng làm gốc phong hóa. Vua lấy đức dạy dân, khoác áo chắp tay, dân lấy nông trang vui nghiệp theo thói đời xưa!
Đấng thời Vương nối ngôi, thi vị nhân huệ, vỗ về nhân dân, bể lặng sông trong, nước nhà vô sự, tám cõi bốn phương, dân không giả dối, lấy thút nút làm chính giáo, qui mô chế trị thu về một mối. Đấng Quốc Vương hưởng nước trị vì 217 năm. Vua truyền bốn tước vương, bốn bậc Thánh trị vì, Vua thọ 76 tuổi. Đến ngày 12 tháng 5 năm Nhâm Ngọ hóa tiên về bể, sinh sinh bất diệt, Vua sinh được 64 người con, lập con trưởng làm Thái Tử là Hùng Nghĩa Vương, nối ngôi chính thống.
Nghĩa Vương lên trị vì, nghĩ đến công của Tiền Vương to lớn, phải xây nền giáo hóa, làm cho sôi nổi sĩ phong, phải lấy nhân nghĩa mà hun đúc dân tục, sửa sang nơi miếu vũ, thăng trật các bách thần, thu hút dưới gậm trời, ở đâu mà không có người tài, trong khoảng khí hòa gió xuân, nơi nào có trời là vui vẻ, cảnh tượng thái bình, rõ rệt trên đời. So với đời trước, chẳng kém gì sự bình trị vậy. Ở ngôi vua được 300 năm, thọ 546 tuổi thì mất, bèn dựng ngôi Thái Tử là Hùng Hy Vương lên nối ngôi.
Vua Hy Vương theo vận nước năm đời đứng đắn, thiết nghĩ dấy yên. Trong sửa văn đức để phục lòng người, ngoài diễn vũ công nổi, oai xa phục. Khiến cho xã tắc yên ổn, ngoài cương ninh tĩnh. Từ đấy trở đi, làm cho mọi nơi xa leo núi vượt bể, đều phải xưng thần, những nơi thiên cư tích nhường, thấm nhuần mỹ hóa.

Vua khiến các bậc hiền thần, xem năm khí của âm dương trời đất, núi non sông bể, quan sát tượng trời, lấy núi Nghĩa Lĩnh làm Định hương, gọi là điện Nghĩa Cương, nay gọi là xã Hy Cương, mà Trưởng Tạo lệ gọi là làng Trung Nghĩa. Trị công rực rỡ, không thẹn với Tiền Vương. Khá đủ làm bậc hiền quân muôn đời vậy. Hưởng nước được 200 năm, trong khoảng làm vua truyền lần lượt cho 3 tước vương hiền tử nhiếp chính, gọi là Tam Vương trị vị. Vua thọ được 599 tuổi thì mất, bèn dựng Thái tử là Hùng Hoa Vương lên nối quốc chính.
Vua Hoa Vương lên làm vua, lấy khuôn trước làm gương, chuyên chuộng việc nuôi dạy dân, cũng chăm chú về việc trị nước. Song yên ổn đã lâu, chứa rác dễ đầy khe, yến hàng vui tai mắt, không nhớ lại các ý chí riêng lo.
Lúc ấy có kẻ vu nữ ở núi Vu Sơn có pháp thuật từ núi Vu Sơn mà lại thông biết những việc thiên địa quỉ thần. Vua chất vấn vũ nữ, quả là suốt biết mọi việc, Vua khen là Tiên nhân, cho vào trầu trong cung điện. Thời thường vua đem việc hỏi han.

Ngày hôm sau có kẻ sàm ngôn trong triều đình tâu rằng: mơ hồ vu sử, một gã phụ nhân xi ngốc đến đây, chỉ những bàn nói viển vông, có biết gì đến sự lý trong trời đất, mà nay được vua cho trầu chực cung trung, nói láo hoang đường, Đấng Bệ hạ đã mắc phải đi theo con đường khác vu hoặc vậy.
Nay lũ chúng tôi tâu xin Bệ hạ nên dùng một kế: biệt lập một nơi đàn điện, Vua cho lời tâu là phải. Bấy giờ khiến bắt vu nữ đặt riêng nơi cung trung, bèn biện lập một đàn dùng làm trả lễ: voi trắng không ngà, voi đen 3 chân, ngựa đỏ 5 chân, đem cầu đảo trời.
Vua bảo triều thần rằng: Trẫm dùng kế này để xem vu nữ có biết sự giả dối hay không? Đã mà Hoàng thiên tuy ở cao, mà nghe biết cũng gần, soi xem lễ đặt trên đàn, quả chẳng ứng lại giáng tai tương, để răn bảo nhân quân là người bất đức.
Ngay lúc ấy, vua mới nghiệm là đạo trời báo ứng ngay ở trước mắt. Được trong nửa năm thì nhật thực, nguyệt thực, xuất hiện sao Chổi. Vua nói: Gió mưa chẳng điều hòa, thời khí chẳng đính chính, ấy là do nhân quân đức chính chưa thuần. Vua bèn vời vu nữ lại bảo rằng: nhà ngươi hay lường biết có trời, nay trong nước có điềm bất thường ngươi nên bay thẳng lên trời, xét hỏi lý do tại sao? rồi quay trở lại báo cho trẫm biết. Vu nữ bèn bay vụt đi, canh ba bồn trồn như mộng, thẳng đến dưới cửa Khuyết Vị Ngọc Hoàng quì tâu rằng: Phụng thừa vương mệnh lại tâu Thiên đình: Nay dưới trần thế có tai biến, không biết từ đâu mà đến. Xin Ngọc Hoàng phán bảo cho.
Đức Ngọc Hoàng phán rằng: Ngươi nên kíp xuống mà bảo thời quân cho họ biết, lưới trời rằng rặc, thưa mà chẳng lọt, cõi trần nhung nhúc, muốn ắt theo lòng. Thời quân càn lỡ kiêu căng, hay làm lễ giả, ấy đạo trời báo ngay cho họa, chẳng phải chỉ những tai ương ấy thế mà thôi, sau 3 năm nữa, ắt sinh ra giặc giã; phán xong, vu nữ hồi tỉnh ruộng lại, nhớ đủ các câu phán ấy tâu vua. Vua rất sợ hãi, nhân thế lưu ngay vu nữ ở ngay trong cung để thí nghiệm lời nói ấy. Bèn sai quan thiết lập trai đàn ở ngay Trung đô để cầu đảo, lấy voi ngựa vòng bạc, ngọc trân châu, mã não mọi hạng, biết đem đồ vật trong cung, đặt đủ lễ nghi. Vua ngự thân lâm đến tế khấn rằng:
Trẫm nay hèn mọn nhiều nhầm, lễ rối hoàng thiên, việc hiện trước mắt, rõ rệt khá thấy: phục nguyện đức Thượng Đế chuyển gở làm lành, đổi họa giáng phúc, ngóng nhờ đức lớn; khấn xong, bỗng thấy gió mây ùn ùn, sắc trời mù mịt, hương khói trên đàn khí tốt điềm lành lộng lẫy. Vua bàng hoàng cả sợ, làm lễ bái tạ ngay, dóng xa giá trở về cung điện. Vua phán truyền cho vu nữ cấp tốc lên trời, tâu xin Ngọc Hoàng yêu thương giúp đỡ cho yêu nước nhà, cho yên chúng thứ.
Bấy giờ vu nữ lại lên trời, tâu Thượng Đế rằng: Thời quân nước Nam, ngóng cầu đức trị, cho yên thiên hạ thần dân, tránh khỏi mọi việc tai ương.
Thượng đế phán rằng: Khâm quân biết năn lỗi, thời thường dưỡng phúc cho duy sang năm có giặc là Thạch linh thần tướng ở phương Bắc sang xâm lăng bản quốc. Nay trời đã có lệnh sai Thiết Xung Thần Vương xuống giúp cho. Vua phải làm điều thiện. Chốc lát vu nữ tỉnh mộng, tâu bảo nhân quân, chóng nên hối quả, Trời chóng nên hối quả, nối đà dưỡng phúc. Tuy năm khác có giặc lai xâm, Trời đã sinh bậc anh tài để giúp nước. Vua cũng khoan bớt lo lắng. Vua cả tin lời nói ấy.

Chương 7:
Lúc ấy thời đại Hoa Vương dân vật giàu mạnh, bèn nghe lời sàm thần tâu nói không tin vu nữ, lễ bỡn rối trời, ấy nước Nam không có thói tốt lễ nghĩa kính trời, thành ra Ân Vương muốn sang xâm lăng bản quốc vào khoảng năm Giáp Tí. Bỗng thấy tờ biên thư phương bắc đưa lại cáo cấp. Thạch linh Thần tướng giặc Ân dấy binh theo đường bắc đạo lại lấn. Qua giáp dậy trời, cờ xí rợp đất, quả như lời vu nữ đã nói. Vua bèn lòng thành trai giới đắp đàn đốt hương cầu đảo. Quần thần đại hội 3 ngày, ngóng cầu:
Trời đất, đức Tiền Thánh Tổ Long Quân âm phù giúp dẹp. Vừa được một tháng trời, Trời ứng sấm mùa gió lớn. Bỗng thấy một ông già cao hơn 9 thước, râu mày trắng xóa, ngồi ở đường giẽ, nói cười hát ngâm nga nhảy múa người đều đến xem. Cho là người lạ – Sứ giả vào tâu với Vua. Vua bèn dóng xe loan, thân tới bái yết, mời vào trong đàn. Vua hỏi: Nay nước có việc binh phương Bắc lại lấn chiếm, được thua như thế nào? Xin Lão Ông dạy bảo cho. Ông già ngồi một lúc nói: Ta nguyên ở Ngọc Khuyết đáy bể lại đây, suốt biết pháp ước thần thư của trời đất, tìm lấy một quẻ vận trù hộ lập. Bảo vua rằng: Sau ba năm giặc phương bắc lại lấn. Nếu tìm được người, thì giặc khắc tự tan vậy. Lão Ông nói với Vua thực tình diễn dạy; cho Vua một quyển thần thư, nói xong, bay lên trời mà đi. Vua biết ngay là đức Lạc Long Quân xuống ứng giúp cho.

Bấy giờ Vua khiến người đi sứ khắp nơi tìm trong thiên hạ, đi đến làng Phù Đổng, huyện Tiên Đức có một ông nhà giàu tuổi đã 77, đằng trước nhà có một khoảnh vườn hoa, trồng các thứ cây. Bà vợ đã già tuổi 59, giữa vào buổi sớm ngày mồng 6 tháng giêng năm quý hợi. Bước vào trong vườn hái hoa hái rau. Thấy có dấu chân một người lớn, bà lão lấy làm lạ, mới gọi trưởng ông lại xem, quả thấy dấu chân thần nhân rất lớn. Trưởng ông nghiệm xem bảo bà lão thị lấy chân bên tả ướm dẵm lên trên, tự nhiên một lúc khi trời người thần cảm ứng, bà lão tinh thần giao động, ánh hổng phủ quanh, nghén chửa mang thai. Đến ngày mồng 8 tháng 4 năm Giáp tý, đủ tháng sinh được một người con giai. Được một tuổi, thì trưởng ông tuổi vừa 80 thì chết. Còn bà mẹ tuổi 60, bú mớm nuôi con trưởng thành, lên 3 tuổi đặt tên là Đổng Thiết. Ăn uống to béo, chẳng hay nói cười. Ngay hôm ấy nằm ở trong nhôi, bà mẹ nghe thấy sứ giả tiếng giao đi khắp tìm người tài dẹp loạn, bà mẹ nói đùa với sứ giả rằng: Ta đây đã 60 tuổi, sinh được một mụn con giai lên 3 tuổi chỉ những tài ăn uống, chẳng tài đánh giặc, để mà nhận tước trọng của triều đình, báo ơn sâu cho cha mẹ. Sứ giả bước ra đi khỏi nơi ấy thì Đổng Thiết vội ngồi sổm lên, mới mở miệng nói bảo mẹ gọi ngay sứ giả lại đây, xem hỏi việc gì? Xin mẹ lại đi đón sứ giả đến ngay cho. Khi sứ giả đến, thần vương mới bảo sứ giả rằng: Ta là Thiết sung Thần tướng, trời sinh xuống giúp nước, dẹp loạn cứu dân, báo cho sứ giả kíp về tâu Vua. Ta xin Vua đúc cho một con ngựa sắt cao 18 thước, một cái roi sắt dài 10 thước, một cái nón sắt rộng 3 thước, đem lại ngay đây. Ta khác bình được giặc Ân, Vua không phải lo vậy. Sứ giả thấy Đổng Thiết nói vậy quay về lên Chính điện núi Nghĩa Lĩnh tâu Vua. Vua vời trăm quan trong triều đình đến hội nghị. Quan Tiết chế can rằng: Đương nay triều đình thiên oai lừng lẫy, tướng mạnh rất nhiều mà giặc Ân sang lấn phương Nam, lại không có ai dám đương đầu địch nổi. Phương chi đứa tiểu nhi mới lên ba tuổi, đánh nổi giặc chăng! Việc binh là đại sự trong nước, yên nguy vui lo. Không phải coi nhẹ! Nguyện bệ hạ thận chọn kẻ đại tài, cho làm Thống Tướng, không nên hâm mộ chuyện nghe ngoài tai, quên sự nhìn thấy trước mắt.
Vua nói: Trẫm nay vâng mệnh trời, trị nước yêu dân, tin thờ thần nhân, trước lại báo ứng, quả là đúng Tiền Thánh Đế Quân hiển linh hiện báo để giúp nước ta. Tin như lời trước, hẳn chẳng nói xuống việc chớ hồ nghi. Khiến tướng quân đi sưu tầm lấy những đồ sắt độ 500 cân, truyền cho bách công giã tượng, rèn đúc luyện thành con ngựa sắt cao 18 thước, có đủ ngũ tạng, roi sắt dài 10 thước, nón sắt rộng 3 thước. Vào buổi giờ Mão ngày Mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần, Vua bèn sai các ông Tiết Chế đem 10 vạn hùng binh, đưa ngựa sắt, roi sắt, nón sắt đến tại làng Phù Đổng.
Đổng Thiết nói: Vua đã tin ta, quân giặc tan chạy, ngôi nước lâu dài, một ngày giúp nước, nghìn đời lưu danh. Nói với bà mẹ và Tôn tộc hương lý: Nhi đồng này tính thích ăn cơm rượu, thịt trâu, hoa quả mọi vật, mong hương lý sắm cho trâu rượu cỗ bàn mọi vật, nhi đồng một bữa no say, lúc này giúp nước có công, cha mẹ dân làng đều chịu ơn vua. Ngày ấy ngôi Thái Dương chính giữa, Đổng Thiết cả cười, vung tay chắc hơi, cất tiếng như sấm, mắt nhìn như điện. Tướng người dài hơn 18 thước, chưa kịp may áo. Khiến muôn quân tìm lấy mọi thứ hoa lau may tết làm áo mặc vạn hoa. Đổng Thiết bái tạ lão mẫu, nói: Mẹ là Thiên Thánh, ta là Thiên Thần, một ngày công lao rất lớn, ức năm hương hỏa không cùng. Thần vương bèn cưỡi ngựa sắt, tay cầm roi sắt, đầu đội nón sắt, mắt nhìn miệng chửi. Tiếng to như sấm, nói lên ta là Thiên tướng, sắc xuống giúp nước, ngựa sắt nhảy nhót hét lên lượn trên không mà bay, chớp mắt đến ngay trước mặt vua; Vua ngựa xem thần vương tay cầm roi sắt, phút chốc đến ngay chân núi Vũ Ninh đất An Việt. Đại chiến với Thạch linh Thần tướng ở sườn núi; Quận giặc Ân thua to tan chạy. Tức khắc bắt sống được Thạch linh Thần tướng đem chém tại chỗ. Còn sót dư đảng chưa kịp càn quét thì roi sắt đã gãy. Thần Vương vội vàng tót lấy những gốc tre làm ngà quét yên quân giặc. Thẳng đến núi Sóc Sơn xã Vệ Linh, huyện Kim Hoa, cởi áo vạn hoa, cưỡi ngựa sắt, nhảy lên trời, vượt mọi tầng mây mà đi. Nay còn dấu chân ngựa in trên hòn đá ở núi ấy.

Hùng Hoa Vương nghĩ đến việc giúp nước có luân lao to, chưa từng được trông mặt, mới 4 chỉ đến công đức, không lấy gì báo được. Bèn tôn làm Phù Đổng Đại Vương[14], cùng với thánh mẫu cùng dựng đền thờ ở nơi nền nhà cũ (nay ở xã Phù Đổng, huyện Tiên Du, cùng với miếu điện ở thôn Mã Não xã Vệ Linh, huyện Kim Hoa), phụng cấp cho một trăm mẫu ruộng. Sau lại phong là Sùng Thiên Thần Vương (Chính Bắc đẩu thần Tinh quân đúng sinh là Sùng Thiên Thần Vương). Dựng miếu đường nghìn đời linh ứng, hưởng huyết thực hương hỏa muôn năm phụng sự.

Vua bèn ngày hôm sau dựng điện Cửu Trùng Tiêu ở ngay núi Nghĩa Lĩnh, để làm linh điện Kính Thiên. Thời thường chúc đảo thấu đến lòng trời, tự đấy trở đi Hải vũ yên lặng, nhà Ân bên Bắc, trải 27 đời vua, hưởng nước hơn 640 năm, không dám cất binh lai vãng đến nước Nam nữa.
Vua hưởng nước 81 năm, thọ 581 tuổi, vua mất vào ngày mồng 7 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, chôn ở Án Lĩnh, non Thín, núi Tiền Sơn, Tọa Kiền, hướng Tốn.

*
Chương 8:
Ngôi Thái tử là Hùng Huy Vương dựng lên làm vua. Húy là Huy Vương, ở ngôi vua được 200 năm, lấy nàng Ngọc Tiêu ở núi Tam Đảo. Vua cùng bà Hậu Phi có diệu pháp thần thông gia truyền tiên thuật, hóa sinh bất diệt, táng 3 đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Tọa thiền hướng Tốn.
Vua tuân theo đại thống, từ khi vua Hùng Vương lên ngôi, sửa sang chính trị, nối được thanh thế đường hoàng, treo cung xếp giáp, không phải dùng binh, an dưỡng về sinh dân, sáng ngời việc chính hóa. Song mà không biết soi xét dấu tiền xa, làm càng rối lễ, khiến cho thiên tai liền giáng, ngoài ven bị lấn. Bấy giờ khâm sùng đạo trời, kính thờ quỷ thần. Phàm mọi nơi núi bể ở đâu có linh từ, chiếu truyền cho các văn võ, quan phải sửa miếu điện, đắp vẽ thần tượng, phụng thú tinh khiết.
Vua bèn ngự đến điện Kính Thiên truyền xây dụng một ngôi giáo đài Ngọc Khuyết tô vẽ cung tường, trang hoàng miến vũ, nghiêm đặt nghi vệ, nhất nhất nghiêm trang, phàm các đồ khí tế, đều vẽ rồng mây, ngày đêm đốt hương bất tuyệt. Cứ đến ngày sóc vọng, Vua thường trai giới đến ngự trầu. Phía hữu cạnh đền có một ngôi chùa do bậc Tiền Đại Thượng Thánh đã tu luyện được diệu pháp thành tiên, hóa sinh bất diệt, ban ngày lên trời, phát tích tự chùa này được bộ chúng thần tiên giáng thế, giúp dặp núi sông, đúc thiêng tốt lạ, bốn vị Thiên Vương, tám hộ Kim Cương, hai mươi tám ngôi sao, trăm Thần đô hội truyền cho các thị vệ ở nơi núi non sông bể, các bách thú lại trầu, đều về một mối.
Trước gọi là chùa Thừa Lang ở cõi núi Từ Sơn (nay gọi là chùa Thiên Quang[15] hòa thượng Thiền sư). Vua lại ngự đến, truyền cho tả hiền trăm quan sửa sang trong chùa. Bốn phía cung tường, vẽ đồ ngọc bích, sắc sắc sáng lộng vun trồng hoa cây, làm nơi phong cảnh tham quan.
Vua bèn xuống chiếu cho các phủ huyện xã dân, ở đâu có tăng ni đạo sĩ, đều phải hội đồng ứng thí tuyển tòa lục ty tăng không, cấp pháp áo mũ, hội giảng chân kinh, tiến cúng hương hoa, bốn mùa thơm nức.
Vua khiến quần thần sửa soạn trai lễ thời thường ngày sóc vọng phụng dâng, văn võ lại ban trầu trực, phép tắc nghiêm trang. Vua bèn làm sớ tâu lên. Chín lần xa cách khói hương thấu đến mây xanh; một tấm lòng thành cảm cách thông lên Thượng Đế, cầu thì ắt sống, nguyện tất theo lòng. Đương lúc mùa xuân ngày tốt, vua ngự trong đền, bỗng thấy một vị Lão Ông mình vàng tướng ngọc, rẽ mưa nối mây mà lại. Vua ngự bái, đón rước vào chùa. Lão Ông nói: “Ta là Thần Tây vực ở lầu Giác Hải, chèo thuyền bát nhã tiêu dao, chẳng thấu bụi trần ruổi cõi niết bàn vui thú. Nay đã lòng thành cảm cách, kinh kệ truyền thanh, nên ta hiển ứng lại đây”.

Vua thầm mừng nói: “Người mà trong sạch, ý trời ắt thông”. Chợt thấy Lão Ông vớ trong tay áo ra một cái vuốt rồng, một hòn Ngọc Thiên Bảo cho vua. Khoảng trong chớp mắt, mây lành năm sắc, ám ảnh liên sơn. Lúc ấy, Lão Ông bay lên trời đi ngay. Vua mới biết là Thượng Phật giáng ngự. Vua vọng bái ngay. Tức khắc khiến trăm quan trong thành trai giới lập đàn ngay ngôi chùa gần cung điện. Triệu bách thần hội tại Linh Sơn, khấn rằng: “Trong khoảng nhật gian lão thảo, tới thấy Lão Ông cho đôi vật lạ. Không biết đem làm đồ vật gì. Nếu phải anh linh, xin ứng bảo cho”.
Khấn xong trông lên trên không sáng lộng, một trận mây lành đưa ngay bốn Thiên Vương đến tại trước đàn, hiện ra mình dài tám thước, đầu đội hoa quan, sắc rạng rõ rệt, vân mây trắng xóa đón vào trong đền. Chỉnh tề áo mũ bái tạ. Đây là Đại Thiên Vương dặn bảo Vua rằng: “Trước kia Lão Ông cho vật lạ này, tên là Hoàng Thiên Đại Bảo, một thứ thì làm chuôi gươm, một thứ thì làm quả ấn nên đúc rũa ngay khắc làm quốc bảo”. Nói xong, Thiên Vương bay thẳng lên trên không. Vua bèn vọng bái ở ngay đầu núi. Nhân thế Vua sai đắp vẽ thánh tượng ngay ở chùa để phụng sự rồi Vua giá ngự hoàng cung, bèn lấy hòn Ngọc Thiên Bảo khắc làm quả ấn thiên linh. Kiếm gọi là Thiên Linh. Từ đấy trở đi, xã tắc không lo, triều đình yên ổn. Vua nghiệm biết lẽ trời rất huyền uy, lòng sùng trọng càng ngày càng hậu.
Lúc ấy, một phương trong sáng, muôn cảnh mới mẻ, tía đỏ đầy thành, thiền quang thỏa mái, nước trị dân yêu, triều đình chính đáng, chúa thực nhân từ, tôi đầy tuấn kiệt, rằng rặc nhiều sĩ, mây họp sân vua, san sát mọi hiền, sao bày cửa đế. Hội thịnh văn minh, chưa từng đã có. Thời đương yến đặt lầu rồng, quần thần đều dâng lời biểu, phong vân ở núi Tam Đảo có nhiều quân tiên lai hội. Tinh thành tray sạch, đến đấy có thể thấy được. Vua vốn là người trọng vọng việc quỷ thần, thấy nói thì bằng lòng ngay. Bèn đóng xe ngự đi xem phong cảnh, xe loan đến ngay tại chỗ, mừng thấy núi non gấm vóc, lâu đài sáng lớp lớp nghìn tầm, suối khe xanh biếc, sóng nước tĩnh sàn sàn muôn phái, giăng trong gió sóng cỏ mượt hoa thơm. Nhung nhúc đầu non, khí tuôn rồng trắng. Trước xưa có dựng một chùa, gọi là chùa Tây Thiên, vua bèn thiết lập đàn trăng, đặt bàn trai lễ. Khiến quần thần dâng tiến trầu trực. Vua làm lễ yết bái, mở một trang công đức ở giữa chùa, sớm đảo tới cầu, bảy ngày bảy đêm, bốn phương mây họp, sĩ sứ cùng vui. Chim núi rừng đọc vinh cảnh thỉnh. Cá suối khe giảng kệ lại nghe, một lòng công đức, muôn phúc hưởng cùng.
Vua lại ngự trên khe bàn đá để xem tiên cảnh, địa vũ nguy nga, yên hòa ám ảnh, bốn vách rồng mây, tờ mờ đài sen Tây Chúc; một bầu non nước, hẳn đây thắng cảnh bồng lai.
Vua bèn vào chùa phù nghi, đứng vọng bái tiên đàn. Mật đảo đức Hoàng Thiên, sai văn võ trăm quan, đứng trầu nghiêm túc. Vua vào yết lễ, khấn rằng: “Mong trời giáng hạ thần tiên, may được gặp gỡ, phu lòng vui thú Tam sinh”. Khấn xong, Vua làm lễ bái tạ. Trong ba ngày nữa, chẳng thấy gót tiên lại hội, Vua tự đấy trong dạ bồi hồi, không sao nén được. Vua bèn đến nơi long đầu đứng vọng tiên đài, lòng tin mật đảo. Vua đêm nằm mơ thấy thần linh, báo rằng: “Tây Đại Sơn nhân thượng, bất kiến tâm hạ tướng, hội đông đúc các nhân, doãn cư thượng khẩu vượng”.
Tạm dịch là: Người trên núi phương Tây, chẳng rõ tướng trong lòng, gặp mọi người phương Đông, tin ở trên miệng nói. Vua nghe được bốn câu Thần thi quay xe mà về, ngự đến dưới chỗ sườn núi, thấy một mỹ nhân, dáng người rất đẹp, cốt cách lạ lùng, đứng ở cạnh đền Cẩm Miếu. Trông xem xe vua. Vua yêu thửa sắc, bèn vời lấy đấy. Khi vua vào cung, hỏi rằng: “Nhà thiếp ở đâu?” Người con gái nói: “Thiếp là người tiên, giáng sinh bên Đông Lộ, làm con gái ông Trưởng giả, mấy năm ở trốn náo hoa, ngâm kinh vịnh sử nguyệt hoa não nùng, giang tay chờ đợi anh hùng, gìn vàng giữ ngọc khuê phòng nỉ non. Khoảng ấy, trộm nghe đấng bệ hạ dóng xe chơi cõi Tây Thiên, thiếp lập trai đàn, chí cầu tiên tử, thiếp tôi cũng chẳng nề xa, lại đây quan khảm, may mà duyên giời định trước, gặp gỡ cùng nhau, nguyện xin hầu hạ Trướng trung, phu lòng tố ước”. Vua nghe lời nói, biết là người trời cho Tiên nữ về ta.
Bấy giờ Vua khiến quần thần, mang đủ sính lễ, dóng xa giá sang bên Đông Lộ, tới đến nhà ông Trưởng giả, đặt bày sính lễ. Vua ngự giá nghinh hôn, đưa về đô thành Phong Châu, dựng làm ngôi Hoàng Phi chính thất. Chưa đầy một năm, nàng Ngọc Tiêu[16] có chửa, sinh được một người con trai; Kiến hiệu là Hùng Vĩ Vương. Sau Vua cùng bà Hoàng Phi học được tiên thuật, hưởng nước 200 năm. Vua truyền ngôi cho hiền tử. Trong đó có năm đời vua thay đổi trị vì. Thọ đổi năm tháng kiêu hãnh, hóa sinh bất diệt. Dựng Minh Vương lên nối ngôi, trao của báu đời trước lưu lại. Chính trị ban đầu rực rỡ khả quan, thường lấy ấn kiếm phô bảo mọi quần thần rằng: Trẫm có một đôi linh bảo, lo gì thiên hạ chẳng yên. Bởi thế thần oai càng dậy, thanh thế càng dệt, gian phu bốn phương ai là chẳng sờn lòng mất vía. Trong nước thái hòa, biên phương vô sự. Thiên hạ xưng là hiền chủ, hưởng được 100 năm thì mất. Rồi truyền mãi đến các đời vua như sau:

Hùng Chiêu Vương làm vua 80 năm;
Hùng Oai Vương làm vua 90 năm;
Hùng Trinh Vương làm vua 107 năm;
Hùng Võ Vương làm vua 96 năm;
Hùng Việt Vương làm vua 105 năm;
Hùng Định Vương làm vua 99 năm;
Hùng Triều Vương làm vua 94 năm;
Hùng Tạo Vương làm vua 92 năm;

Trải 16 đời, hiệu xưng Trị Bình, kịp đến 17 thế lang họ Hùng là Hùng Nghị Vương lên nối trị nhân thế bang thiên hạ yên ổn, ham say rượu sắc, vui thú du quan, chẳng sửa vũ bị. Thục Vương[17] xa nghe trong nước không thường dùng võ, muốn chiếm hữu một dư đồ, song sợ phương Nam có thần sách, dùng dằng chưa quyết. Lúc ấy, Chủ phụ đạo bộ Ai Lao có đại hùng tài, cũng là tông phái họ Hùng, vua Thục nghe biết, bèn đem binh sang đánh bộ Ai Lao, bắt sống Chúa phụ đạo, bộ Ai Lao chẳng hay kháng cự, sai người sang cầu cứu với Hùng Nghị Vương. Vua bèn đem 10 vạn tinh binh thẳng đến dưới thành bộ Ai Lao, để cứu bộ Chủ. Thục Vương nghe nói, bèn nghiêm túc đưa tờ thư sang cho Nghị Vương rằng: “Binh Thục từ phương Tây lại, bản tâm bắt sống bộ Chủ, để truyền ngôi cho há dám giang tay địch xe muôn cỗ đâu?”
Hùng Nghị Vương thấy tờ thư đưa lại dẫn binh quay về. Thục Vương bắt được bộ Chủ đem về nước Thục, gả Công chúa và nhường ngôi cho, sai sứ mang tờ quốc thư lại tạ Nghị Vương. Xin rằng: “Nam triều là anh, Tây triều là em, giảng hòa định ước hai nước giao lâu”. Nghị Vương hứa cho, từ đấy Tây triều thôi hẳn việc binh cách, không gây sự tranh giành gì nữa.
Nghị Vương ở ngôi được 160 năm, Vua truyền cho 5 hiền tử lần lượt thay lên trị vì. Vua thọ 217 tuổi thì mất

Chương 9:
Bèn dựng Thái tử là Hùng Duệ Vương lên kế thống. Vua là người tư dung thánh triết, chí khí anh hùng, trong sửa vũ lược, ngoài ngăn biên phòng, dốc chí dấy yên cho yên trong nước. Sai Dám Trang Vương thay mình trị nước, khâm sùng trời đất, kính trọng quỷ thần. Trời giáng điềm lành, giúp đỡ ở đấy. Bởi thế càng thêm sùng trọng, tin kính thần nhân, truyền hịch cho thiên hạ thần dân, sửa thêm tề vũ cung điện tỏ vẻ nghi vệ nghiêm trang, ngày dâng hương hoa, thuộc lòng phụng tự. Các quan sở tại ở chấn huyện nào đều phải tới cung điện một tháng hai lần phải đến trầu trực, mật đảo bách thần cho dài vận nước. Vua thân lâm đến bảo điện núi Nghĩa Lĩnh để xem xét các tôn lăng của đấng Tổ Tông và lịch triều mọi người trung thần khai quốc. Yết kiến linh điện các bậc danh tướng, nhất giai là sửa chữa, thực là:
Kép tầng vây cuốn, lâu đài muôn trượng chọc giời;
Bốn vách sáng ngời, phong cảnh một bầu cuốn đất;
Sai văn võ tể chỉnh áo mũ, tùy theo thứ tự tước vị, cứ ngày tuần trầu trực, nghiêm túc quy mộ pháp chế, đính chính Triều đình.
Lúc Vua trị vì, chưa có thái tử để truyền ngôi, song Vua dóng xe dạo chơi khắp nơi Tam Đảo, Tản Viên, xét xem hình thế chỗ nào có thắng cảnh kỳ sơn, thì lập ngay miếu điện để phụng đảo cầu tự.
Đương lúc vận cuối nhà Hùng, cáo chung lịch số, vua mơ thấy điềm sà hủy, sau sinh được hai nàng Công chúa, đều là bậc phụng đức trịnh hiền, phong tư tuấn nhã, Tề phương Tống nữ, coi cũng tầm thường, dáng ngọc vẻ Tiên một bậc sánh ngôi. Nàng cả là Mỵ Châu Tiên Dung Công chúa. Nàng hai là Mỵ Nương Ngọc Hoa Công chúa. Vua rất thương yêu, nàng Mỵ Châu thì đã gả cho Chử Công Đồng Tử (Quê quán ở xã Đa Hòa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu, xứ Sơn Nam). Còn nàng Mỵ Nương Công chúa thì vua thầm tìm bậc anh kiệt, chưa định giai kỳ, bèn dựng hai lầu ở trước cửa sông Việt Trì, treo biển đề rằng: Quán ngoạn nguyệt cầu hiền. Lầu đợi hiền kén rể, cho nàng Công chúa thứ hai đến ở, Vua bèn đưa tờ hịch đi khắp bốn phương cầu rể hiền, nhường ngôi trị nước. Khắp nơi văn nhân, tài tử đều hội ở Đô thành Phong Châu, Vua ngự thi tài, gả cho công chúa. Bấy giờ anh hào bốn bể, ai là chẳng vui mừng nhảy nhót, mây phủ quốc đô. Vua ngự thi mọi kẻ nhân tài trong thiên hạ, muôn quyển nghìn kinh, nhòm ngó cung tường Khổng, Mạnh, ba truyền bốn khóa, chẳng nhường thao lược Tôn, Ngô. Thiên hạ hiền tài, đều ở một trường ứng thí; được cái nọ, hỏng cái kia, nhung nhúc lũ dài, đều chẳng phải bậc toàn tài đương thế.

Duy có Sơn Tinh ở núi Tản Viên, Thủy Tinh ở hồ Động Đình, hai người cùng là thầy bạn, có nhiều phép thông thiên, chưa kịp cùng mọi người ứng thí. Giữa ngày mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Tý, Sơn Tinh, Thủy Tinh hai người mới biết tin nước cầu quý tế, hai người cùng giao ước hẹn ngày kịp đến kinh thành.

Tâu lên Vua rằng: “Lũ chúng tôi là kẻ dong tài, lạm sinh ở đất nước nhà Vua, trộm nghe đấng Thánh Thượng mở khoa kén rể, lũ chúng tôi đến muộn, xin nhà Vua thi tài. May ra cho lũ chúng tôi chẳng phải ra ngoài tờ hịch chiêu hiền.”

Vua cả mừng, mời ngay xa giá đến bến sông Bạch Hạc. Vua ngự thi xem: “Sơn Tinh ngồi ở đầu non, Thủy Tinh quay về đáy nước”.

Trong khoảng phút chốc, bỗng thấy sóng gió lòng sông, mây mưa mặt nước; Sấm vang đáy bể ầm ầm, điện chớp trước mây nhấp nhoáng, giao long cá giải, quẫy sóng muôn phái lần lần, côn ngạc kình nghê, nổi rợp nghìn sóng lớp lớp. Trời đất một bầu, ba đào muôn đợt. Trong khoảng tờ mờ, trông thấy phải sởn lòng mất vía. Sơn Tinh thì tay tả cầm sách, tay hữu cầm gậy, miệng đọc thần chú, chỏ thì muôn quái nghìn kỳ, đều ở đầu gậy quét hết. Một biến một hóa, đều diệu phóng thần kỳ, huyền vi chẳng biết. Sơn Tinh bèn biến hóa Thần thư ước pháp. Nghìn kỳ muôn quái trăm thư lại triều, một khắc thấy núi ngũ nhạc mọc ở trong sông, cao hơn nghìn trượng, mây ngũ sắc tràn bay Thíu Lĩnh, rồng bay, phượng múa, lân quỳ, voi trắng chín ngà triều phục, voi rừng hổ tợn lại về, muông thú nghìn cầm triều hội, mà diệu pháp Thủy Tinh thì một trận gió mây, khó địch với Sơn Tinh, Sơn Tinh một biến một hóa, Thần thư đại ước lấy Linh trượng trỏ ra, tự nhiên non núi trong sông mất hình, muôn vật biến hóa, đều quay về xứ đất núi rừng Tản Viên.
Vua thấy hai người cũng cùng phép ấy, không biết gả cho người nào, vua bèn dóng xe về cung, sai sứ vời hai người lại, bảo rằng: “Trẫm có hạt ngọc Lam Điền, trước đây vua Thục cầu hôn không được. Đến nay hai gã đều là bậc anh hùng, Ngô vui mà Sở sầu, Hán ca mà Tần khóc, chưa rõ định về tay ai, nếu ai sánh lễ đến trước thì trẫm gả cho.”

Lúc ấy, Thủy Tinh quay về hồ Động Đình, tìm lấy vật lạ đem làm sính lễ. Sơn Tinh bước thẳng xuống lầu, lấy gậy chỉ lên trời, nguyện xin sánh lễ. Một lúc bỗng thấy voi trắng chín ngà, của ngon vật lạ, muôn vật đều đủ, thực là:

Theo mây đưa xuống tận nơi,
Sơn Tinh thu lấy, lễ thời đủ ngay.

Ngay hôm ấy, vào giờ Tý đem đủ sánh lễ, đệ vào Long Lầu. Vua bèn vời Công chúa lại, gả ngay cho Sơn Tinh. Hai vợ chồng đưa nhau về núi Tản Viên.

Đến giờ Mão, Vua thấy Thủy Tinh đem đủ sính lễ lại dâng. Vua nói: “Sơn Tinh đã mang sính lễ đến trước đây rồi. Ta đã gả Công chúa cho hắn, theo lời ước trước, thôi cũng đừng nản”.

Thủy Tinh tức giận quay về thủy cung. Từ đấy cái tình sư hữu trở nên thù oán.

Sau này mỗi năm cứ đến khoảng tháng 7, tháng 8, Thủy Tinh thường hay đem muôn vạn thủy binh, thẳng đến chân núi Tản Viên nổi lên gió to mưa lớn, điện chớp sấm vang. Hai bên lần cùng giao chiến. Thủy Tinh cùng Sơn Tinh chứa oán gây thù. Sơn Tinh tâu lên hoàng phụ Hùng Vương.
Hùng Duệ Vương cả giận, sai tinh binh sưu tầm lấy trăm vạn cân sắt, truyền cho bách công gia tượng (trăm người thợ rèn) luyện đúc thành tấm lưới sắt, dài 266 trượng, rộng cao 50 trượng. Giăng bọc ở bến Thụy Hương, huyện Từ Liêm, ngăn chặn Thủy Tinh không đi lại được.

Thủy Tinh mở ngay một đường thủy đạo thành con sông nhỏ, trên từ ngòi nhỏ Cốc Thôn, chảy xuống sông Nghi Giang, Một giải rẽ ra cửa Hát Môn, huyện Phúc Lộc, xuống đến xứ Sơn Tây, phủ Kỵ Nhân thông sang đến cửa bể Thần Phù. Thời thường căm giận, đem thủy binh giao chiến, từ xưa đến nay năm nào cũng có.

Hùng Duệ Vương hưởng nước được 115 năm bèn truyền ngôi cho đức Tản Viên Sơn Tinh. Đức Tản Viên cố nhường chẳng chịu nhận. Duệ Vương nói: “Ngôi lớn nhà Hùng đã đến vận cuối, ngươi phải nên thay”.

Tản Viên dùng dằng chưa quyết hẳn. Bấy giờ Thục Vương (là Chủ phụ đạo, cũng là trong Tông phái nhà Hùng gọi là An Dương Vương) ở xa nghe biết Duệ Vương nhường ngôi cho con rể là Tản Viên Sơn Thánh. Thục Vương đem binh sang phương Nam để đánh Duệ Vương lấy lại nước. Duệ Vương binh mạnh tướng giỏi, Thục Vương liền thua, không thể địch nổi. Duệ Vương bảo Thục Vương rằng: Ta có nỏ thần, Thục há chẳng sợ chăng!
Sau Vua cậy có nỏ thần khí vũ bị đầy đủ, rồi Vua bỏ việc vũ bị mà không tu sửa, say mê tửu sắc, vui thú trăm chiều. Thục Vương nghe biết, sửa sang 20 vạn hùng binh tiến đánh một đại trận. Quân Thục bức gần đến chân thành, Vua còn say mê chưa tỉnh, quân Vua sắp quăng giáo đầu hàng, Thục Vương chưa khẳng định.

Chương 10:

Duệ Vương cùng triều thần trăm quan dóng xe đến xứ Kinh Bắc, xây thành đắp lũy, gọi là thành Cổ Loa[18], rộng nghìn trượng, xoay tròn như hình trôn ốc. (Nay ở xã Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, còn gọi là thành Cổ Loa).

Xưa kia đắp thành gần xong lại đổ, thấy một con Kim Quy nổi trên sông, từ mé Đông lội lại, xưng là Kim Quy giang sứ. Vua lấy kim bàn mời Kim Quy ngồi đó, hỏi rằng: “Ta đắp thành cớ sao lại đổ?”. Giang sứ nói: “Đấy là do lũ quỷ làm hại, phải trừ ngay tinh khí nó đi, thì thành xây tự khắc hoàn chỉnh”.

Kim Quy hiện hình, Vua đưa Kim Quy đến cái quán cạnh núi Thất Diệu, giả làm người ngủ trọ. Đến đêm nghe thấy quỷ tinh từ ngoại lại gọi cửa, Kim Quy thét mắng, quỷ không thể xông vào được. Đến lúc gà gáy chúng quỷ tẩu tán, Kim Quy mời Vua theo dõi, đến núi Thất Diệu thì Tinh khí Thu Tàng đã hết. Vua tức khắc sai người đào lên, nhặt được nhạc khí đời xưa và các hài thể cốt, đốt tan ra tro, rồi trút xuống sông. Yêu khí hết sạch.

Từ đấy việc đắp thành chẳng đầy nửa tháng thì xong. Kim Quy bái tạ, Vua lại về điện Loa Thành. Được 2 năm thành này vững như bàn thạch, thiên hạ mới yên. Có một ngày Kim Quy giang sứ tạ Vua xin về sông Bảo Khê nước Động Đình rồi tặng cho Vua một chiếc móng chân bên tả, Vua nhận lấy. Kim Quy tâu Vua rằng: Đến sau có giặc lấn biên thùy, Vua lấy móng rùa này làm lẫy nỏ, linh cơ Thần nỗ, tôi xin về bên bể. Sau mười tám đời này truyền ngôi Vua cho Tây Thục cũng là tôn phái họ Hùng thay giữ trị nước. Việc ấy Vua nên truyền cũng đủ khả năng trị yên được nước này. Hoặc giả quân bên Bắc xâm đến, tới ngay xứ hải Tần gọi giang sứ này lên giúp đỡ”.

Lại tâu rằng: “Nước nhà yên nguy, tự có số trời. Cũng nên phòng bị. Vị mà gặp giặc lại, dùng cái móng thiêng này làm nỏ thần nỗ linh cơ, hướng đầu giặc bắn tên thì không lo gì cả. Thiên hạ sinh dân đều được yên vui”.

Vua mừng lắm, phong Kim Quy làm Đại Thần Vương. Vua sai cận thần là Cao Lỗ chế ra nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy máy. Đặt tên là Linh Quang Thần Nỗ[19].

Hùng Duệ Vương đã có thần nỗ trị thiên hạ thái bình trăm năm. Trong nước vô sự, trăm họ thần dân yên vui.

Lúc ấy có quân Thục lại lấn. Vua hướng chiếu cho quần thần đưa hịch văn đi khắp thiên hạ, truyền lấy dân quân; rồi lại đưa chiếu hịch văn sang cho quý Tế Tản Viên. Có nói: Nay Thục Vương lại sang xâm chiếm Đô thành nước Chiêm, nhà ngươi nên đem binh lính voi ngựa sang viện trợ ngay. Tản Viên bèn đem binh mã thẳng đến Loa Thành. Cùng với Duệ Vương đặt bày binh trận, dương cao thanh thế. Sau vài ngày đánh nhau với quân Thục, giết hại sinh linh, đánh nhau mười trận đều đại thắng cả. Vua bèn đem thần nỗ trao cho hiền Tế, nhường ngôi nhà Hùng. Tản Viên sơn thánh chịu chính thống của Vương Phụ nhường cho đâu dám bất kháng thụ. Nhờ có Thiên Vương cho Thiên thư ước pháp, hiểu biết thần thông, có Đại tiên chính giốc, suốt nơi thủy giới quán triệt quỷ thần, ngao du núi sơn sông bể trong nước, được hơn mười năm.

Chương 11:

Tản Viên Sơn Thánh can Duệ Vương rằng: “Nhà Hùng hưởng nước lâu dài, ý hẳn lòng trời chiếu có hạn, khiến Thục Vương thừa hấn lại chiếu trung nguyên, nhưng Thục Vương vốn là bộ Chủ Ai lao, cũng là tông phái nhà Hùng. Thế nước chớ nên coi thường, đều do ý của Hiền Vương. Tiếc gì một cõi phương Nam, mà cưỡng ý Trời được chăng! Nếu tự đối địch hại đến sinh linh. Vả nay, bệ hạ cùng tôi, đã có thuật Thần tiên, chẳng gì bằng vườn lặng non bồng, dong chơi trên làng bất lão, lầu rồng gác phượng, tránh sao cái gợn bụi trần. Vàng mười báu lớn, coi nhẹ mảy bông, gái ngọc nàng tiên, nhìn vui hai mắt. Như thế mới là chí khí cao đại”.

Vua nghe theo, từ đấy đưa thư cho Thục Vương, nhường cho trị nước.

Thục Vương sai sứ lại tạ, Vua nhân đó trao cho Thục Vương một chiếc nỏ thần. Thục Vương nhận vận Thiên bảo, bái tạ Duệ Vương lên cầm chính nước. Vua bèn quay về núi Nghĩa Lĩnh hẹn với Tản Viên Sơn Tinh, cha con cùng lòng, hóa sinh bất diệt.

Từ khi Thục An Dương Vương được ngôi, nhà Hùng cảm cái công đức của Duệ Vương nhường cho xem như trời đất, há dám quên chăng, bèn dừng xe lên núi Nghĩa Lĩnh, sửa sang lại lâu đài cung điện, làm nơi xã tắc quốc gia, nghìn đời phụng thờ lăng miếu, dựng hai cột đá ở giữa núi, minh thệ trời bể, ngẩng lên Trời mà khấn rằng: “Ước này nguyện có lưới Trời rằng rặc, vật nhân nêu ý, nước Nam Trời giáng Thánh nhân, thời quân làm chủ đời, thay Trời lên trị nước. Nam Việt nhà Hùng, non sông một mối. Nếu sau này thay lên nối trị Nam thành trái ước quên thề, rìu gió búa giăng đó là kẻ bất cơ phụ ước tiền nhân. Nguyện cầu các vua, cúi đầu bái tạ.”

Hòn đá thề tượng trưng về lời thề của An Dương Vương

Lại dóng xa giá ngự về Đô Thành Phong Châu, bèn vời cành vàng phái ngọc của Duệ Vương đến, ban công ân lộc, cho theo quốc tính cùng nước cùng vui, cả đến xã Nghĩa Cương là nơi bản quan cho làm những người dân Hộ nhi lang cai hương trưởng, gọi là làng Trung Nghĩa, tiếp giữ việc hương hỏa phụng tự, cấp ruộng cho xã Nghĩa Cương và các xứ Sơn Lâm, Nghĩa Lĩnh, gồm Tự Điền là năm trăm mẫu, lại cấp sơn điền các xứ. Tô thuế từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa mười châu và các đạo Đông Tây Nam Bắc, phủ huyện xã dân, mỗi năm đệ nạp Tô thuế sơn điền, để làm hương hỏa phụng sự 18 đời tiên hoàng đế, gìn giữ Tỷ phù hồng đồ ức muôn năm.

Kể từ Vua Thánh Tổ Cao Hoàng Đế cho đến cháu chắt mọi vua, gìn giữ núi sông Nam Việt, hưởng nước nối dõi về sau, cùng nước cùng vui, ức năm bất diệt. Nay đến Thục An Dương Vương nối trị, trải năm mươi năm, lâu bền hưởng đời, Tông phái đời sau phải nhớ công đức các đời Tiền hoàng đế.

Chương 12:

Thủa trước, vào thời Thái cổ, từ đời Tam Hoàng – Ngũ Đế trở lại đây, xét nguyên mệnh hào trong sách Xuân Thu có nói: “Trước kia, trời đất mở mang ra đời, Hồng hoang Thiên nguyên mở từ năm Giáp Tý, Địa hợi đặt từ năm Ất Sửu; Nhân vận sinh từ năm Giáp Dần. Muôn vật xuất phát từ năm Ất Mão. Từ đời Bàn Cổ, Thái cực sinh ra lưỡng nghi (Trời – Đất), lưỡng nghi sinh ra tứ tượng (Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương), tứ tượng biến hóa mà mọi loài lan tràn. Thời hỗn mang, chưa biết rõ khai thủy sáng đạo trời đất, suốt biến âm dương, làm chúa đều Tam tài. Đạo đời dần mở, phong khí dần thịnh, nhân văn rõ rệt, trị giáo tốt sang. Trời sinh bậc Đại Thánh, cha trời mẹ đất, nói rằng: Thiên Tử ra trước mọi vật, mà muôn nước đều yên. Nắm trọng trách to lớn, chẳng phải thế chăng!”

Đời Thiên Hoàng nối Bàn Cổ để trị, ở ngôi Thiên tử, cầm quyền chế tác mới đặt Can chi. Mười can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), mười hai chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Định năm tháng, ngày giờ hiện tại, khiến cho nhân dân biết hướng mà theo.

Ôi! Có nhân quân một đời dấy làm vua, ắt có pháp chế một đời lên trị nước. Các vua đời sau cứ thế mà cùng nhân theo trăm đời dựa vào đó mà chẳng nghi hoặc, chớ nên khinh nhẹ việc dân mà phải nghĩ là khó, chớ nên yên giữ vị chí mà phải nghĩ đến nguy. Thấy người hiền mà phải nghĩ cho bằng thì mới khá được.

Địa hoàng định ra ba vì sao tinh thần, chia ra ngày đêm, lấy 30 ngày làm một tháng, 12 tháng làm một năm, chứa thừa chia đặt làm nhuận, cứ quay lần lượt sang trước trở sau mà quay lại. Khắc lẻ mà theo giờ, theo lân thứ anh em đều 18.000 tuổi, để cho biết vua tới thiên hạ, chủ tể mọi phương; Sáng lập pháp chế, làm phép muôn đời, khiến cho đời sau ai cũng đều biết ngày tháng là thế; Năm tháng cũng như thế. Cho nên trời sinh thánh nhân tính khí tụ lại, ngôi của quân sư, rất tôn rất trọng, ngôi là ngôi trời, lộc là lộc trời, Thiên Tử thay trời biện lễ vật, với trời ra trị đời, kính trời nép tổ, dè dùng yêu người, chức phận đã dành như thế.

Đời Nhân hoàng một họ chín người. Xét theo núi sông, chia làm 9 khu. Mỗi người ở một phương. Đang lúc ấy, muôn vật sinh thói thường thấm thía làm chủ chẳng để hưng vương, làm tôi chẳng để hưng quí, chức đều hưởng lộc trời rất là phải lắm!

Đến thời Ai Công (Tưởng) nước Lỗ vào đời Xuân Thu, trong năm đi săn bắt được con Lân. Đến năm thứ 14, phàm những Kỷ, Tuế Nguyệt Nhật (năm tháng ngày) được 3.267.000 năm chia làm 10 kỷ. Gọi là: Kỷ Cửu đầu, Kỷ Ngũ Long, Kỷ Nhiếp Đề, Kỷ Hợp Lạc, Kỷ Liên Thông, Kỷ Tự Mệnh, Kỷ Tuần Phi, Kỷ Nhân Đề, Kỷ Thiện Thông, Kỷ Sơ Luật, đều làm 10 kỷ. Từ đời Nhân Hoàng đến Kỷ Tự Mệnh gồm 83 vua. Từ Kỷ Tuần Phi về sau đều truyền đời, trải các đời vua thứ vị khác gọi là Kỷ, mà Kỷ Thiện Thông thì cuối đến đời Viêm Đế; Kỷ Sơ Luật bắt đầu từ đời Hoàng Đế, gọi là Hiên Viên lấy đức trị dân, họ gọi là họ Hữu Hùng, tên xưng là Hoàng Đế, vị gọi là Thần linh. Trị nước dùng binh, phủ dụ muôn dân, cấp năm giống lúa, đo đạc bốn phương, dựng ra chế độ, đính chính triều đình. Bốn thời được thuận, muôn dân vui đẹp, thiên hạ thái bình. Vua có 6 tướng, suốt được thiên địa Thần minh, ở ngôi 100 năm thì mất. Nối đến Đế Minh sinh ra Đế Nghi là con trưởng, rồi đến con thứ là Kinh Dương Vương (húy Lộc Tục, gọi là Kinh Dương Vương, phong sang trị phương Nam), sang trấn trị đất Nam Lĩnh, Vân Nam, Miêu Sơn, xem được phong thủy, bể đảo đúc thiêng, lấy con gái nước Động Đình sinh được một hoàng tử tài lạ hơn người, khí độ sáng suốt, có khôn lớn, bèn phong là Lạc Long Quân (húy Sùng Lãm hiệu Hùng Hiền Vương). Vua cha sắc sai trấn nơi Đô Thành Chính điện núi Nghĩa Lĩnh, lấy nàng Âu Cơ, sinh trăm con giai; Xưng vương trị nước. Khắp trong thiên hạ chư hầu, cùng yên vô sự. Thời đứng vương giả sửa đức cầu nhân, lấy Thổ đức vượng, dạy dân cày cấy, thóc lúa ăn mặc đầy đủ; triều đình chính kỷ cương, tôn ty định thứ vị; cha con anh em, đạo người thảo thuận, con cháu truyền ngôi 18 đời; Đại bảo, Tỷ phù hồng đồ, nối trời ra trị nước Nam. Ngọc bạch xa thư, núi sông một mối, vĩnh truyền ức tải, trăm đời đế vương, trị nước phương Nam được hơn 2650 năm, rất là lâu dài. Còn để lại cho con cháu nhà Hùng giữ nước muôn đời; con thánh cháu thần, dòng dõi trai gái trăm họ đều 14.370 người, gọi xưng là Cổ Việt Hùng thị; các vương tử, quan lang, thổ tù chia trấn núi sông đất Việt. Đến sau chư vương kế trị, các phiên thần thổ tù, quan lang, phụ đạo đều là công thư khai quốc. Lịch Kỷ đến Kỷ Tuần Phi trở xuống thì đời Nghiêu, Thuấn, Ngũ đế cho đến ngày nay, hơn 3.000 năm. Trước từ đời Tam đại không bằng đời Đường, Ngu, sau đến Hán, Đường, Tống không bằng đời Tam Đại. Đạo đời lên xuống, chẳng qua chỉ 2, 3 trăm năm thì một lần biến đổi. Cứ 200 năm là một lần tiểu biến, 300 năm là một trung biến, 500 năm là một đại biến. Từ sau khi khai trị, khoảng 4, 5 vạn năm phong khí chưa mở, vẻ người chưa rệt, thủy thổ chưa bình. Đến đời Hy, Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lần dấy mà đến hậu vương theo đạo trị vậy. Trước ấy thời Hy, Nông cách đời Bàn Cổ chưa xa, trải gồm mọi tộc có hiệu, dạy đời trị dân, gồm 22 họ. Xét từ đời Hy, Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn là đời Ngũ đế. Đời Hoàng là nguyên thánh trị thiên hạ ấy vậy! Đời Đế là vua thiên hạ chủ tể ngự thế ấy vậy!

Nay thưa nhân càn khôn gây dựng, thay đức tạo hóa dưỡng sinh.
Hùng Vương (?) năm thứ 32, tháng Mạnh Xuân, ngày Tốt.
Quan Hàn lâm học sĩ sung Quốc Tử Giám là Nguyễn Đình Chấn.
Phương Sắc chỉ khâm tặng:
Lễ Bộ Tả thị lang thần Nguyễn Hanh
Binh Bộ Tả thị lang thần Trương Quốc Hoa
Binh Bộ Hữu thị lang thần Phạm Quỹ
Hình Bộ Tả thị lang thần Vũ Hồn
Quảng Lộc Tự Khanh biện lý Lễ Bộ sự vụ thần Phan Huy Biện
Thông chính Phó sứ biện lý Hình Bộ sự vụ
Kiêm quản Thông chính ấn triện thần Lê Thiện
Hồng lô Tự Khanh biện lý Hộ Bộ sự vụ thần Mai Đức Thường
Lễ Bộ lang Trung biện lý bộ vụ thần Lý Văn Phức
Công Bộ lang Trung biện lý bộ vụ thần Nguyễn Đình Tân

Triều nhà Nguyễn:
Niên hiệu Hàm Nghi năm đầu, tháng Mạnh Thu, ngày Tốt, là năm Ất Dậu (1885).
Quyển Hùng Vương Ngọc phả do thôn Cá Đốc, xã An Đạo, huyện Phù Ninh phụng thủ.
Lý trưởng xã An Đạo là Hoàng Văn Nhị phụng lĩnh chính bản thừa sao.
Tú tài lĩnh Bang biện huyện là Nguyễn Đỉnh, ở xã An Đạo, phụng khai.
Sĩ nhân xã An Đạo là Hoàng Văn Chứ phụng tả.

Lâu Thượng, 13/7/1974 (tức ngày 24 tháng 4 nhuận năm Giáp Dần)
Dịch giả: nguyên Chủ tịch UBKCHC xã Lâu Thượng là Lê Đức Đỗng (Hội viên Chi Hội dân gian tỉnh Vĩnh Phú)
Dịch theo nguyên văn chữ Hán ra quốc văn, y như bản chính
(Ký tên)
Lê Đức Đỗng

Ghi chú:
[1]- Hiện nay có 3 bản ngọc phả Hùng Vương còn lưu giữ được là:
1)- “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”, còn gọi là Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền, soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (986 – Lê Đại Hành).
2)- Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền, soạn năm Hồng Đức nguyên niên 1470 – Lê Thánh Tông do Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố phụng soạn.
3) – Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền, Hàn lâm học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572 – Lê Anh Tông).
Đây có thể là “Ngọc Phả Hùng Vương” thứ 4 hoặc là bản được khảo cứu viết kỹ hơn, bổ sung làm rõ một số nội dung của 3 Ngọc Phả trên. Bản Ngọc Phả này được phát hiện ra tại thôn Cá Đốc, xã An Đạo, huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Từ trước đến nay vẫn được lưu giữ tại đền Hùng.

– Sưu tầm và cung cấp bản Hùng Vương Kim Ngọc phả Dám thực thục: là Ông Lưu Mạnh Khải (Trưởng họ Lưu Hữu – Lâu Thượng, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ0, cung cấp cho Ban Nghiên cứu Họ Lưu Việt Nam 19/07/2013).

– Quan hệ gia đình với Cụ Lê Đức Đỗng: Ông Lưu Mạnh Khải thuộc dòng họ Lưu Hữu – Lâu Thượng, là cháu gọi cụ Lê Đức Đỗng là ông trẻ; Nghĩa là: Bà nội của ông Lưu Mạnh Khải là Cụ Lê Thị Thức (chị gái của Cụ Lê Đức Đỗng là vợ của Cụ Lưu Hữu Điều – Ông nội của ông Lưu Mạnh Khải)

[2]- TS Lưu Văn Thành, trên cơ sở bản dịch viết tay của Cụ Lưu Đức Đỗng (được Ông Lưu Mạnh Khải cung cấp, đã cho đánh máy, biên tập và tra cứu những thông tin cần thiết để tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu Họ Lưu Việt Nam).

[3]- Núi Côn Lôn: là một trong những dãy núi dài nhất Châu Á, bắt nguồn từ Bắc Tây Tạng, trải dài Tây – Đông trên 3.000 km; cao bình quân 5.500-6.000 m, đỉnh cao nhất là Mộ Vĩ Sơn (7.167 m); phía Tây chật hẹp và cao còn phía Đông rộng rãi và thấp hơn; rộng khoảng 130–200 km; Nhánh phía Nam tạo thành đường phân thủy giữa hai sông lớn là Hoàng Hà (phía Bắc) và Dương Tử (phía Nam), còn gọi là Trường Giang.

Núi Côn Lôn

[4]- Núi Ngũ Lĩnh (còn gọi là Nam Lĩnh, từ “lĩnh” nghĩa là “lãnh – lãnh thổ”) là tên loạt dãy núi ở vùng ranh giới các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, ngăn cách Lưỡng Quảng với phần lãnh thổ phía Bắc của vùng Giang Nam. Từ núi Ngũ Lĩnh về Nam, gọi là Lĩnh Nam, đất do Lộc Tục làm vua cai quản, giới hạn từ Động Bạch Hổ. Thời trước, ở đây có đền thờ Hai Bà Trưng; Lĩnh Nam cũng là tên nước của Hai Bà Trưng đặt sau khi giải phóng đất nước khỏi quân nhà Hán (năm 40), đóng đô tại Mê Linh (nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội).

[5]- Kinh Dương Vương: Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương là con thứ hai của Viêm Đế (vua Đế Minh) được sinh ra ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang); Năm Nhâm Tuất (2879 TCN) lên làm vua phương Nam (phía Nam Trường Giang), cổ tục gọi là quận Giao Chỉ, Kinh Dương Vương đổi thành động Xích Quỷ, rồi là nước Xích Quỷ); Đóng đô ở núi Hùng Bảo Thíu Lĩnh (núi Hồng Lĩnh, tên nôm là Ngàn Hống, nay thuộc Hà Tĩnh ), có 199 ngọn núi chầu về. Lăng mộ  và đền thờ Kinh Dương Vương hiện ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm.

[6]- Bể Động Đình: là một hồ lớn, nông, dùng là hồ điều hòa của sông Dương Tử (hay Trường Giang). Đây là một trong bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất tại Trung Quốc (cùng các hồ Bà Dương, Hô Luân và Thái Hồ), bình thường hồ rộng 2.820 km² có thể tăng lên 20.000 km² vào mùa lũ, rộng như bể/biển ấy. Tên của hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam được đặt theo hướng Bắc, Nam của hồ này; Hồ Bắc nghĩa là phía bắc hồ và Hồ Nam nghĩa là phía nam hồ.
Hồ Bể Động Đình

[7]- Lạc Long Quân: là Thủy Tổ của trăm họ nước Việt, sinh ra trong cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc nước Giao Chỉ, thủ đô là Phong Châu (Hạc – Trì ngày nay); Lăng mộ và đền thờ hiện có ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; Lễ hội tưởng nhớ Quốc Tổ tổ chức từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 3 Âm lịch.

Đền Nội Bình Đà, thờ Lạc Long Quân tại xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội

[8]- Lang Liêu: là Hùng Chiêu Vương. Lang Liêu còn có tên là Tiết Liêu, không phải là con trưởng mà là con thứ 18 của Hùng Vương thứ 8 (Hùng Huy Vương), được lên ngôi nhờ thắng thi dâng quà lên cho Vua là bánh Chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất và bánh Dày hình tròn, tượng trưng cho Trời.

[9]- Đột Ngột Cao Sơn Thánh Vương: là Hùng Quốc Vương con cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ; Theo bản này thì Hùng Quốc Vương là Thái tử, đứng đầu 100 anh em của Quốc Tổ và Mẫu Tổ, được liệt kê trong 50 người con đi theo Cha xuống biển.
[10]- Viễn Sơn Thánh Vương: là Hùng Nghĩa Vương con cả của Hùng Quốc Vương, cháu đích tôn của Lạc Long Quân.
[11]- Ất Sơn Thánh Vương: là Hùng Hy Vương, con cả của Hùng Nghĩa Vương, cháu bốn đời của Lạc Long Quân.
[12]- Đô thành Phong Châu: là Kinh đô thứ 2 Kinh Dương Vương dựng lên phía trước tiền đường núi Nghĩa Lĩnh.
[13]- Trong 50 người con theo Mẹ lên núi: có Lưu Lang, nếu người con này mang họ Lưu thì họ Lưu đứng hàng thứ 78 trong số “Trăm họ, bách tính” của nước Việt (không tính Hùng Quốc vương mang họ vua Hùng), như vậy Họ Lưu theo Mẹ Âu Cơ lên núi. Một sự suy luận logic khác là Vua Hùng Quốc Vương (Đột Ngột Cao Sơn Thành Vương) được tính trong số 50 người con theo Cha (Lạc Long Quân) xuống biển. Tuy nhiên, theo tài liệu giới thiệu về Khu di tích Lịch sử đền thờ Mẫu Tổ Âu Cơ (tại Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ) của Ban Quản lý khu Di tích thì Mẹ (Âu Cơ) đưa 49 người con lên núi, mở đất sinh cơ lập nghiệp. Nghĩa là Hùng Quốc Vương được tính vào số 50 người con theo Mẹ lên núi… Dù trường hợp nào đi nữa thì Lưu Lang (nếu là người con mang họ Lưu) thì cũng nằm trong số theo mẹ lên núi mở đất lập ấp, sinh cơ lập nghiệp…

[14]- Phù Đổng Thiên Vương: là một trong bốn vị thánh bất tử (Tứ Bất Tử của nước Việt), gồm Thánh Gióng (Phủ Đổng Thiên Vương – tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ), Chử Đạo tổ (Chử Đồng Tử – tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc giàu có), Sơn Tinh (Tản Viên Sơn Thánh – tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai) và Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên – tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ). Như vậy, Thánh Gióng xuất hiện đánh giặc Ân cứu nước từ thời Hùng Vương thứ 6 (Hùng Hoa Vương), cách đây khoảng

[15]- Chùa Thiên Quang: là chùa nằm trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng (bên cạnh đền Hạ), trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Như vậy, đạo phật đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời Vua Hùng thứ 7 (Hùng Hy Vương).

[16]- Nàng Ngọc Tiêu: là Tiên nữ giáng thế, được Hùng Vương thứ 7 gặp trên đường lên chùa Tây Thiên lập đàn cúng tế lấy làm Hoàng nhất chính Phi và sinh ra Hùng Vĩ Vương (Hùng Vương thứ 8).

[17]- Thục Vương: là Thục Phán, cũng là tông phái nhà Hùng. Như vậy, Thục Vương đã có mưu đồ muốn chiếm nước Lạc Việt từ thời Hùng Vương thứ 17, nhưng còn sợ sức mạnh của Vua Hùng nên chỉ dám thăm dò.

[18]- Thành Cổ Loa: là thành được Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) xây tại Kinh Bắc (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), khác với các tư liệu sử khác là do An Dương Vương cho xây dựng.

[19]- Linh Quang Thần Nỗ: là nỏ thần, do Cao Lỗ chế ra từ thời Hùng Duệ Vương, nhiều tư liệu lịch sử khác cho là được chế ra thời An Dương Vương để đánh quân của Triệu Đà.

[20]- Hùng Vương: đã trở thành Quốc Tổ dựng nước của nước Văn Lang trong Tiền Sử và của 54 dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết các dân tộc của nước Việt Nam ngày nay. Năm 1954, Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”với đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô Hà Nội

Entry filed under: Uncategorized.

Tìm hiểu một số bản Ngọc phả Hùng Vương khác Bí ẩn cuộc đời danh tướng Phan Văn Lân

1 bình luận Add your own

  • 1. Nguyen Trung Truc  |  Tháng Mười Hai 24, 2015 lúc 10:54 sáng

    Không biết đến bao giờ mới có một trang sử chân thực về tổ tiên chúng ta-những người nói tiếng Việt bây giờ để nghe cho lọt lỗ tai. Tất cả những cái gọi là Ngọc phả Hùng Vương rồi đến những thứ lâu nay tuyên truyền cho dân chúng về nòi giống con rồng cháu tiên chỉ là những điều huyễn hoặc tầm phào, trong khi thời đầu CN dân ta còn sống theo bầy đàn, lấy vỏ cây che thân,rồi đến tận bây giờ khi người Nga người Mỹ đã bay lên vũ trụ còn dân ta làm cái đinh vít còn chưa xong…

    Trả lời

Gửi phản hồi cho Nguyen Trung Truc Hủy trả lời

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Lịch

Tháng Mười 2015
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  

Most Recent Posts