Kỷ yếu HỌ PHÙNG VIỆT NAM

Tháng Mười 22, 2012 at 12:24 sáng Bình luận về bài viết này

Hội thảo Họ Phùng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc , xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ do Hội sử học Việt Nam và ban Liên lạc họ Phùng Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày 19.3.2011 rất trang nghiêm giàu chất văn hóa và học thuật. Trên trang mạng của tôi đã có  bài tường thuật về cuộc Hội thảo này (lên mạng tháng 3.2011).

Cuộc Hội thảo với mục đích tôn vinh các bậc tiền nhân của dòng họ, tôn vinh các bà mẹ họ Phùng sinh ra cho đất nước những bậc hiền tài , những người con trung hiếu với gia đình, với dòng họ, đất nước qua các thời kỳ. Xây dựng các thế hệ tương lai của dòng họ lòng tự hào, tự tôn, có ý chí nỗ lực cao trong học tập, công tác, theo gương sáng của cha ông thuở trước, biết yêu thương, khiêm nhường, đoàn kết, cùng các dòng họ khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.Thực hiện ước vọng chung tay xây dựng Việt Nam thành một quốc gia giàu mạnh về kinh tế, thân thiện và cởi mở với bạn bè, tôn trọng các giá trị bền vững là bảo vệ toàn vẹn sự thiêng liêng của Tổ quốc. Xây dựng nên giá trị văn minh, văn hiến, dân chủ và tiến bộ.

Ban liên lạc họ Phùng rất xúc động và trân trọng cảm ơn tới các nhân sĩ, trí thức ở mọi miền trên toàn quốc đã viết tham luận, đóng góp ý kiến cho Hội thảo, mở ra một sinh hoạt khoa học xã hội nhân văn của dòng họ rất mới mẻ, bổ ích, có tác động tích cực đến đời sống xã hội nói chung và dòng họ Phùng nói riêng.

Cuộc Hội thảo đã thành công tốt đẹp, trên cơ sở kết quả đạt được trong Hội thảo, Ban liên lạc dòng họ phối hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản cuốn : Họ Phùng Việt Nam để trân trọng giới thiệu các tham luận, các bài nghiên cứu của các nhà sử học, những tư liệu về dòng họ mà chúng tôi nhận được từ họ Phùng ở các miền đất nước gửi về.

Cuốn sách Họ Phùng Việt Nam ra đời hi vọng sẽ giúp được phần nào cho người đọc có những hiểu biết nhất định về họ Phùng Việt Nam qua các thời kỳ. Trong quá trình tập hợp biên soạn không tránh được những khiếm khuyết, rất mong độc giả góp ý bổ sung và thông cảm.

( Trích lời Mở đầu của Ban liên lạc họ Phùng )

Kỷ yếu họ Phùng do Nxb Lao động ấn hành, tháng 12.2011. Sách dày 396 trang, khổ 16×24, bìa cứng trang trọng. Sách được chia làm 4 phần

Phần thứ nhất : Các tham luận, bài viết, ý kiến về Hội thảo (từ trang 11 đến trang 246)

Phần thứ hai: Danh thần, danh nhân tiêu biểu dòng họ Phùng (từ trang 247 đến trang 279)

Phần thứ ba: Giới thiệu một số chi họ Phùng ở các vùng miền (từ trang 280 đến trang 380)

Phần thứ tư,Phụ lục: Một số hình ảnh về hoạt động tập thể, cá nhân tiêu biểu của dòng họ Phùng (từ trang 381 đến trang 396)

Phan Duy Kha cũng có tham gia một bài viết. Bài của tôi không nói riêng về họ Phùng mà nói về dòng họ chung chung, có tên là: Dòng họ trong cộng đồng và trong tâm linh người Việt, và vinh dự được các vị trong Ban liên lạc họ Phùng chọn đăng đầu tiên trong loạt bài của kỷ yếu. Sau đây là Mục lục :

Các tham luận, bài viết, ý kiến về Hội Thảo (Phần thứ nhất):

Dòng họ trong cộng đồng và trong tâm linh người Việt –  Phan Duy Kha.

Dòng họ Phùng, con người và Tổ quốc – Văn Khai.

Phùng Hưng, nhà quân sự hùng tài uy đức thấm sâu vào lòng dân -TS Đinh Công Vỹ.

Vai trò của Phùng Hạp Khanh trong công cuộc giành độc lập của vua Phùng Hưng- Phong Sương.

Hữu tướng Phùng Thanh Hòa thời Tiền Lý- Phùng Khắc Đồng.

Các nhà khoa bảng và cử nhân họ Phùng thời phong kiến- TS Đinh Công Vỹ.

Các vị phúc thần thuộc dòng họ Phùng Việt Nam – TS Mai Hồng.

Nguồn tư liệu Hán Nôm về họ Phùng được lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm -TS Vương Hường.

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng – PTS Trần Thị Vinh.

Bàn về vai trò của Thái úy Phùng Tá Chu – Nhà văn Hoàng Quốc Hải.

Trạng Bùng và đạo giáo dân gian Việt Nam – GS Trần Quốc Vượng.

Những người họ Phùng trong sử  sách – Trần Ngọc.

Các vị nữ thần họ Phùng  – Nhà giáo Phan Bảo.

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, thi sĩ văn chương- nhân cách để đời – GS Bùi Duy Tân.

Về sự nghiệp của cụ Trạng Bùng – GS Trần Lê Sáng.

Tư tưởng Phùng Khắc Khoan – GS TS Nguyễn Tài Thư.

Đô đốc Thượng tướng quân Phùng Phúc Kiều – TS Phùng Thảo.

Đôi nét về ông Phùng Văn Tửu và họ Phùng làng Bát Tràng – TS Phùng Bảng.

Phùng Văn Cung, một trí thức lớn – Nhà văn Đinh Phong.

Phùng Quán, nhà thơ Vệ quốc đoàn – Nhà thơ Ngô Minh.

Phùng Long Tương Phùng Đại Liệu – Nguyễn Văn Hán- Thúy Hằng.

Vị thế Phùng Khắc Khoan trong bối cảnh văn hóa Đại Việt thế kỷ 16, 17 – PGS TS Nguyễn Hữu Sơn.

Nghệ thuật của nữ điêu khắc Điềm Phùng Thị – Nguyễn Đắc Xuân.

Thân thế và sự nghiệp của Quận công Oánh Trung Hầu – Phùng Khánh Phan.

Một ông tổ họ Phùng khéo vận dụng sách thánh hiền – Phùng Văn Ngà.

. . . . . .

Xin trân trọng giới thiệu Kỷ yếu họ Phùng với bà con họ Phùng nói riêng và bạn đọc nói chung và xin chúc mừng sự ra đời của cuốn Kỷ yếu họ Phùng, một cuốn sách thêm phần gắn kết con em họ Phùng khắp bốn phương.

Entry filed under: Uncategorized.

Đôi điều tâm sự với bạn đọc VIỆT SỬ KÝ (Ba Sàm chép sử Việt) Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi

Bình luận về bài viết này

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Lịch

Tháng Mười 2012
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Most Recent Posts